Thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu Tai-lieuluan-van-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-005812608129 (Trang 27)

Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 4/2013, cả nước có hơn 35.400 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử, chiếm 93,5% tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trong cả nước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua thủ tục hải quan điện tử đạt 74,4 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Đến nay, toàn ngành hải quan có 126 chi cục tại 34 cục hải quan địa phương thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong đó 17 cục đã thực hiện tại 100% chi cục.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong năm 2013 ngành Hải quan sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh áp dụng chữ ký số; tổ chức đào tạo cho người khai hải quan và xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử; chuẩn hóa danh mục hàng hóa để phục vụ việc tự động hóa trong thủ tục hải quan điện tử…

CHƯƠNG 3: CẢI CÁCH THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM 3.1. Cơ chế hải quan một cửa quốc gia

3.1.1. Khái niệm hệ thống một cửa

Hệ thống một cửa, theo mô tả trong Khuyến nghị số 33 của Trung tâm tạo thuận lợi và thương mại điện tử của Liên hợp quốc (UN/CEFACT), là một tiện ích cho phép các bên liên quan trong thương mại và vận chuyển khai báo thông tin và các chứng từ được chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất để hoàn thành các yêu cầu thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh. Nếu thông tin dạng điện tử, thì các phần tử dữ liệu riêng biệt chỉ phải gửi một lần.

Việc xây dựng cơ chế một cửa quốc gia xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan là một lĩnh vực có liên thông với nhiều Bộ, Ngành khác trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hải quan thông quan hàng h óa dựa trên các quyết định đã có hiệu lực của các thủ tục hành chính từ các Bộ, Ngành có liên quan.

3.1.2. Mô hình hải quan một cửa

Cơ chế hải quan một cửa quốc gia bao gồm một hệ thống tích hợp cho phép các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nộp hoặc gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất. Các cơ quan nhà nước liên quan xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên các qui trình, thủ tục thống nhất, đồng bộ rồi gửi quyết định tới hệ thống cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan nhà nước; hải quan là cơ quan ra quyết định cuối cùng thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh hoặc phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh căn cứ vào quyết định của các cơ quan nhà nước có liên quan được hệ thống chuyển tới kịp thời theo quy định về cung cấp dịch vụ công.

Quá trình trong cơ chế một cửa quốc gia

1) Các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh nộp/gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất;

2) Các cơ quan chính phủ xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ; ra quyết định và gửi quyết định này tới hệ thống dựa trên thỏa thuận cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan chính phủ; và

3) Cơ quan Hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh căn cứ vào các quyết định của các cơ quan Nhà nước có liên quan được hệ thống chuyển tới kịp thời theo quy định về cung cấp dịch vụ công.

Tình hình triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia

Theo lộ trình, trong năm 2013, Cơ chế hải quan một cửa quốc gia được thực hiện thí điểm ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Giao thông Vận tải và một số cơ quan nhà nước địa phương thuộc các ngành tài chính, công thương và giao thông vận tải. Năm 2014 sẽ mở rộng thí điểm tới các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường và một số cơ quan nhà nước địa phương.

Việc triển khai thực hiện lộ trình nêu trên đang chậm hơn so với dự kiến. Vì vậy, trong kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia ban hành ngày 15/4/2013 đã xác định tập trung vào việc xây dựng Cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia kết nối với các hệ thống thành phần của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, phấn đấu khai trương cổng thông tin trong tháng 8/2013.

3.1.3. Lợi ích của thủ tục hải quan một cửa

Đây sẽ được coi như bước tiến lớn trong nỗ lực cải cách thủ tục và hiện đại hóa, đưa Hải quan Việt Nam hội nhập với quốc tế.

Đối với chính phủ, cơ chế một cửa giúp triển khai các nguồn lực hiệu quả hơn, tăng nguồn thu, cải tiến mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, tăng cường an ninh, tăng cường tính minh bạch của thủ tục hành chính.

Đối với cộng đồng thương mại, thủ tục hành chính đơn giản, thông tin chỉ cần nộp một lần trong cơ chế một cửa góp phần giảm bớt chi phí quản lý cũng như tăng cường khả năng dự báo cho các giao dịch thương mại.

Với cơ chế này, DN hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan chỉ cần nộp và trao đổi thông tin, chứng từ chuẩn hóa dưới dạng điện tử/hoặc giấy tờ tới một điểm tiếp nhận duy nhất để hoàn thành tất cả các yêu cầu liên quan đến xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện vận tải.

Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong việc dịch chuyển hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; nhà đầu tư Việt Nam có khả năng hội nhập tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Chính phủ có điều kiện nâng cao năng lực thực thi chính sách tại cửa khẩu thông qua khả năng phân tích dữ liệu trong khi vẫn duy trì được tính bảo mật; người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận được hàng hóa nhanh hơn do thời gian thông quan hàng hóa nhanh (chưa kể đến tiết kiệm chi phí mà DN nhập khẩu có thể đã bắt người tiêu dùng phải chịu); cộng đồng DN có thể tiết kiệm được hàng triệu USD thông qua giảm thời gian làm thủ tục hải quan bởi tính đơn giản, hài hòa và tự động hóa; DN thương mại và vận tải quốc tế sẽ có điều kiện áp dụng phương thức quản lý mới, tiết kiệm chi phí cũng như giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, có cơ hội cạnh tranh cao.

3.1.4. Thách thức

Tính ưu việt của Cơ chế hải quan một cửa quốc gia là vậy, song đây cũng là một vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành khác nhau. Vì vậy, các Bộ, ngành liên quan cần phải nỗ lực cao trong việc triển khai nhiệm vụ, đặc biệt đối với hải quan (cơ quan đầu mối) trong việc kết nối, điều phối hoạt động.

Về phía DN, khi thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia phải khai và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Cổng thông tin điện tử Hải quan một cửa quốc gia; khai và nộp chứng từ, cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu và nộp thuế, phí, lệ phí hay các khoản thu khác theo quy định; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã khai cũng như các chứng từ đã nộp hoặc xuất trình cho các cơ quan; phải thống nhất về nội dung giữa thông tin, chứng từ giấy và thông tin, chứng từ điện tử đã tạo lập; phải lưu giữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ có liên quan đến thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu theo quy định; phải có đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, thiết bị, hiểu biết sâu về các khái niệm và quy định vận hành của cơ chế.

Với quy trình hải quan hiện tại các DN có thời gian dài để hoàn tất mọi yêu cầu thủ tục. Nhưng khi thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia chỉ có một điểm giao dịch, tối thiểu hóa tiếp xúc với cán bộ quản lý nên thời gian xử lý sẽ rất ngắn cần phải hoàn tất các thủ tục chính xác, nhanh chóng, đòi hỏi DN phải có nhân lực trang bị kỹ năng tốt, kinh nghiệm và hiểu biết về Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia cũng như hoạt động nghiệp vụ của chính DN.

3.2. Đánh giá thủ tục hải quan hiện nay

3.2.1. Ưu điểm

Các văn bản Pháp Luật và hướng dẫn thi hành Luật Hải quan đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Tổng cục Hải Quan.

Xây dựng được chương trình DN Ưu tiên. Chương trình DN ưu tiên đã ghi nhận 12 DN đủ điều kiện. Đặc biệt, ngành cũng tiến hành khảo sát sự hài lòng

của khách hàng đối với hoạt động hải quan trong năm 2012 và dự kiến thực hiện định kỳ các năm tiếp theo.

Trong năm 2012, hoàn thành giai đoạn thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT), đưa vào thực hiện chính thức trên phạm vi toàn quốc từ 1/1/2013. Ngành Hải quan đang thực hiện theo đúng tiến độ đối với dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam” (gọi tắt dự án VNACCS/VCIS).

Công tác quản trị nội bộ: Xây dựng và vận hành chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành bắt đầu từ năm 2011.Tổ chức cuộc khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động hải quan 2012; Đánh giá thực hiện Tuyên ngôn thực hiện khách hàng đối với hoạt động hải quan.

Ngành Hải quan đã đạt được chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cao nhất trong ngành Tài chính, từ vị trí số 4 trong năm 2011 lên vị trí số 1 trong năm qua.

3.2.2. Một số vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hải quan

Hệ thống pháp luật về hải quan còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa lường được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ví dụ như các quy định về thủ tục hải quan điện tử.

Nội dung của một số văn bản liên quan đến hoạt động hải quan còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, một số văn bản chưa được xây dựng và ban hành theo đúng kế hoạch. Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định thủ tục đã thông thoáng, nhưng thực tế những thủ tục hành chính ấy tưởng dễ mà vẫn khó.Ví dụ: DN phải lại 34 lần mới xin được giấy chứng nhậ n xuất xứ (C/O), ít nhất hơn một tuần mới có được giấy chứng nhận chất lượng, tranh thủ làm đêm để truyền được dữ liệu hải quan điện tử,...

Luật hải quan hiện hành quá định hướng vào kiểm soát và coi hoạt động hải quan đơn thuần là kiểm soát hàng hóa mà chưa chú trọng đến tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại.

Tình trạng đường truyền dữ liệu hải quan điện tử bị đứt mạng liên tục, khiến DN mệt mỏi và bị thiệt hại nhiều.

Bên cạnh những DN chấp hành tốt pháp luật cũng có nhiều DN vi phạm, đặc biệt là tình hình vi phạm có biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Ví dụ:

HQ Đà Nẵng đã phát hiện nhiều DN có hành vi xuất khống với số lượng lớn, tự ý tiêu thụ nội địa hàng hóa là nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK, gian lận định mức hàng gia công, sản xuất XK...

Nhiều thủ tục nhiêu khê đang "hành" cả DN và hải quan. Đó là hàng loạt các văn bản thừa mà bấy lâu nay vẫn đang thực hiện.

Hiện nay, việc triển khai các quy trình thủ tục mới của ngành HQ và triển khai các văn bản mới của nhà nước còn gặp một số khó khăn, cả đối với HQ cũng như đối với DN. Cụ thể như Nghị định 12/2006/NĐCP ngày 2312006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và đại lý mua bán, gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài là một văn bản pháp lý quan trọng. Nghị định này đã có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 52006, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, do đó việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. Trong thời gian đầu thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Luật thuế XK, thuế NK và các văn bản hướng dẫn các quy trình thủ tục Hải quan mới, DN cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc do chưa nắm chính xác, đầy đủ nội dung các quy định mới.

3.2.3. Những giải pháp Hải quan Việt Nam đã triển khai thực hiện a. Đơn giản hoá thủ tục hải quan a. Đơn giản hoá thủ tục hải quan

Thực hiện theo Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (1997) và phiên bản sửa đổi của Công ước này (1/2008), như qui định chủ hàng tự khai, tự tính, tự nộp thuế, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, quy trình thủ tục dành cho hàng hoá chuyển phát nhanh, chuẩn bị áp dụng chế độ hàng hoá tạm quản, áp dụng khai báo điện tử.

Chuyển đổi phương thức quản lý: Từ quản lý truyền thống sang phương pháp quản lý hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rủi ro, giúp rút ngắn thời gian thông quan, tạo sự cân bằng giữa yêu cầu tạo thuận lợi và quản lý. Thực hiện thông quan điện tử.

Ứng dụng công nghệ thông tin: Hệ thống tiếp nhận khai hải quan từ xa, hệ thống quản lý loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cấp hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế giai đoạn 2, thực hiện trao đổi thông tin về đối tượng nộp thuế với Tổng cục Thuế, Kho bạc về số thu, tình hình nợ thuế... và tăng cường trang bị máy móc, trang thiết bị tin học cho toàn Ngành. Chuẩn bị thực hiện Đề án triển khai Khuôn khổ các chuẩn mực An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại toàn cầu, chương trình Xây dựng Năng lực cán bộ của Tổ chức Hải quan Thế giới (chương trình Colombus) trong đó có việc triển khai Khuôn khổ các chuẩn mực An ninh và Tạo thuận lợi cho Thương mại toàn cầu.

Lắp đặt trang thiết bị hiện đại như máy soi côngte nnơ (cố định, di động), hệ thống camera giám sát,…để nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, rút ngắn thời gian kiểm tra kiểm soát.

Hoàn thiện lực lượng kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành, bước đầu khẳng định vai trò “hậu kiểm”, rút ngắn đáng kể thời gian thông quan.

c. Minh bạch hoá chính sách và các quy định của Hải quan

Luật hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi 2005 và các văn bản hướng dẫn được ban hành, thực hiện đúng theo yêu cầu về minh bạch hoá; nội dung đồng bộ, thống nhất. Các đối tượng liên quan (cộng đồng DN, các cơ quan, tổ chức hữu quan) được mời tham gia đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng Luật và các văn bản hướng dẫn. Xây dựng website Hải quan để cập nhật các thông tin liên quan tới chính sách, chế độ và thủ tục Hải quan; Thành lập các tổ giải thích vướng mắc tại các cấp hải quan, …

d. Tăng cường hợp tác hải quanhải quan:

Ký kết các văn kiện hợp tác song phương với hải quan các nước ở các cấp

Một phần của tài liệu Tai-lieuluan-van-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-nhap-khau-005812608129 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w