Triển vọng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Một phần của tài liệu Tai-lieuhoan-thien-chuoi-cung-ung-chuoi-vao-sieu-thi-789166213948 (Trang 79 - 80)

6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

4.1. Triển vọng phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kiện hội nhập quốc tế tới năm 2020

Trong 5 năm tới, Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL), hội nhập hệ thống phân phối khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng.

Trong 10 năm tới, triển vọng và xu hướng chính trong phát triển DVPPBL ở Việt Nam là :

Thứ nhất, quy mô thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục được tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao. Theo cam kết khi gia nhập WTO, từ ngày 1.1.2015, VN đã chính thức cho phép các công ty bán lẻ có 100% vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại VN. Vì vậy có thể nói, đây là giai đoạn nóng nhất của thị trường có trị giá hàng tỉ USD này. Thông tin từ Hiệp hội Bán lẻ VN, kênh bán lẻ hiện đại VN hiện chiếm 25% thị phần, thấp hơn các nước trong khu vực như Philippines 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore lên đến 90%. Dự báo đến năm 2020, VN sẽ nâng tỷ lệ kênh bán lẻ hiện đại lên 45%. Đây là là cơ hội cho các chuỗi siêu thị bán lẻ hiện đại phát triển.

Thứ hai, năng lực cung ứng hàng hoá và chất lượng dịch vụ PPBL trong nước tiếp tục được cải thiện, nâng cao và mở rộng. Nếu so với năm 2010, khối lượng cung ứng sản phẩm công, nông nghiệp của Việt Nam tăng lên từ 2,5 –3,0 lần vào năm 2015, từ 4,8 - 5,2 lần vào năm 2020 và khoảng từ 10,5 - 14 lần vào năm 2025. Cùng với sự tăng trưởng của tiêu dùng, đây là tiền đề quan trọng nhất cho sự mở rộng quy mô DVPPBL hiện đại ở Việt Nam thời kỳ tới.

Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục chuyển biến dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng ; phương thức mua sắm và giao dịch bán lẻ cũng ngày càng đa dạng, nhất là các giao dịch và thanh toán bằng phương tiện điện tử

Thứ tư, mạng lưới cơ sở kinh doanh DVPPBL trên thị trường trong nước sẽ có sự phân bố hợp lý hơn và giảm dần sự chênh lệch phát triển giữa các vùng: giữa khu vực

thành thị và nông thôn

Thứ năm, xu hướng liên kết chuỗi và sáp nhập trong lĩnh vực DVPPBL sẽ tiếp tục gia tăng và chiếm ưu thế.

Thứ sáu, Sự phân chia thị trường giữa các nhà bán lẻ có xu hướng phân chia theo ngành hàng nhiều hơn là theo không gian thị trường.

Thứ bảy, Xu hướng hình thành các khu vực mua sắm tập trung và đáp ứng tổng hợp các nhu cầu về mua sắm, nghỉ ngơi, giải trí của người tiêu dùng

Thứ tám, các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao đầu tư hiệu quả hơn sẽ ngày càng được coi trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển DVPPBL

Thứ chín, công tác quản lý Nhà nước về thương mại sẽ tiếp tục được đề cao và môi trường kinh doanh DVPPBL sẽ ngày càng được cải thiện

Một phần của tài liệu Tai-lieuhoan-thien-chuoi-cung-ung-chuoi-vao-sieu-thi-789166213948 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w