Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

Thứ nhất, một giải pháp cấp bách là ưu đãi thuế nhằm kích thích các NĐT chuyên nghiệp, NĐTNN đầu tư vào Việt Nam, nhưng đến nay chưa có chuyển biến gì. Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành tháng 6/2013 và mới đây là dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, không có điểm nào sửa đổi chính sách thuế trên TTCK theo mong đợi của thị trường.

Thứ hai, triển khai các sản phẩm mới để thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí…nhằm tăng thanh khoản và sức cầu. Hiện còn quá nhiều việc phải làm, nếu nhìn vào thực tế mới có 05 quỹ mở được thành lập. Quỹ ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí…là tương lai một vài năm nữa, bởi TTCK còn khó khăn và còn nhiều việc phải làm, chưa thể mong có các loại quỹ này năm 2014.

Thứ ba, nâng cao năng lực và trách nhiệm của QĐTCK. QĐTCK là một trong những trụ cột chính của TTCK, là một định chế tài chính trung gian kết nối NĐT với các chủ thể khác trên thị trường. Pháp luật chứng khoán Việt Nam có khá đầy đủ các quy định điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của QĐTCK. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các QĐTCK trên thị trường đã bộc lộ nhiều vấn đề trong tổ chức và hoạt động của QĐTCK, không những gây thiệt hại trực tiếp cho NĐT mà còn có nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật theo hướng nâng cao năng lực và trách nhiệm của QĐTCK là rất cần thiết. Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của QĐT là trình độ, năng lực và đạo đức của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Để tạo được niềm tin cho công chúng đầu tư, các nhà quản lý quỹ phải là những người có kiến thức sâu rộng, am hiểu và có kinh nghiệm về hoạt động của TTCK, hoạt động quản lý đầu tư và điều quan trọng là phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Chính vì vậy, pháp luật cần quy

định về những điều kiện nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ các nhà quản lý quỹ nói riêng và toàn ngành QĐTCK nói chung. Bên cạnh đó, cần có chương trình đào tạo có hệ thống các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tại các QĐTCK, các hội thảo khoa học, tổ chức các kỳ thi tuyển và cấp chứng chỉ cho những nhà quản lý quỹ và tư vấn đầu tư chuyên nghiệp.

Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ, pháp luật cần khuyến khích việc thành lập các công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhằm học hỏi kinh nghiệm trong việc huy động vốn thành lập quỹ và cả kinh nghiệm trong tiến trình đầu tư. Thông qua đó, chúng ta xây dựng được một đội ngũ chuyên gia quản lý quỹ lành nghề, có chuyên môn sâu, thực hiện quản lý quỹ có hiệu quả nhằm tạo tiền đề và niềm tin cho công chúng vào sự phát triển của ngành QĐTCK Việt Nam.

Thứ tƣ, cần nhân rộng mô hình QĐTCK. Việc nhân rộng mô hình QĐTCK đang có cơ hội tốt để thực hiện khi mà cơ quan quản lý và NĐT đều thể hiện sự ủng hộ đối với loại hình này. Tuy nhiên, nhu cầu mở rộng phạm vi huy động vốn của các quỹ lại đang đặt ra bài toán mới cho nhà quản lý. Để phù hợp với thông lệ quốc tế về QĐTCK, cơ quan Quản lý Nhà nước về TTCK nên có quy định cho phép các CTQLQ được lập QĐTCK có vốn góp bằng ngoại tệ, chứ không chỉ bó hẹp pham vi góp vốn bằng tiền đồng. Bởi vì hiện nay lượng ngoại tệ trong dân rất lớn, trong khi Việt Nam đã cho phép cá nhân được gửi ngoại tệ vào ngân hàng thì cũng nên cho phép họ được góp vốn bằng ngoại tệ vào QĐT. Kinh nghiệm của một số nước có TTCK phát triển cho thấy, họ đã thu hút được lượng ngoại tệ lớn để đổ vào kênh chứng khoán thông qua việc đa dạng hoá phương tiện góp vốn của NĐT vào quỹ.

Kết luận chƣơng 3

Nhận thấy rằng bên cạnh những mặt tích cực, QĐTCK cũng có những mặt tiêu cực, điều này thường được bộc lộ rõ nét ở các quốc gia có TTCK mới nổi, pháp luật điều chỉnh còn lỏng lẻo, chưa hoàn thiện. Các hiện tượng tiêu cực dễ nảy sinh trên TTCK như mua bán nội gián, hành vi lũng đoạn thị trường, thao túng giá chứng khoán, thông tin sai sự thật, có thể gây thiệt hại cho NĐT, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK. Thêm vào đó, TTCK là một loại thị trường hàng hoá đặc biệt, hoạt động rất nhạy cảm, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đại diện cho những nhóm quyền lợi khác nhau (quyền lợi của NĐT; chủ thể phát hành, niêm yết; chủ thể kinh doanh chứng khoán). Để dung hoà được lợi ích của những chủ thể này là điều không đơn giản. Thiên chức của pháp luật là phải điều chỉnh các quan hệ trên thị trường sao cho đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT, tạo sự minh bạch trong hoạt động mua, bán chứng khoán, sự cạnh tranh lành mạnh tạo đà cho sự phát triển của TTCK.

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động của QĐTCK cũng xuất phát từ kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới. Lịch sử phát triển TTCK cho thấy, TTCK phải trả giá đắt khi nó phát triển một cách tự phát, thiếu vắng sự bảo đảm bằng các biện pháp pháp lý. Hay nói cách khác, luật pháp là một công cụ rất hữu hiệu có thể quyết định tới sự phát triển của TTCK nói chung và QĐTCK nói riêng ở mỗi quốc gia.

Chương 3 của luận văn Thạc sỹ là những trình bày về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam. Các giải pháp kiến nghị chính tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư và hoạt động cung cấp thông tin cho NĐT của QĐTCK.

KẾT LUẬN

Sự tồn tại và phát triển của QĐTCK trên TTCK các nước trên thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng là một tất yếu khách quan. Hơn nữa, nó còn là sản phẩm trực tiếp của quá trình phân công lao động xã hội đối với thị trường tài chính mà trước hết đó là TTCK. Hoạt động của các QĐTCK không những không bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, mà nó còn phát triển trên phạm vi quốc tế và là một trong những nhân tố rất quan trọng của quá trình hội nhập – toàn cầu hoá thị trường tài chính hiện đại. Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của các QĐTCK ở Việt Nam không những là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính mà còn là quá trình cải cách chính trị – kinh tế – xã hội, là sự quyết tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị trường.

Đề tài “Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam” đã thể hiện được những nội dung chủ yếu sau đây: (i) Trình bày chi tiết, cụ thể và toàn diện về khái niệm, đặc điểm, các căn cứ phân loại QĐTCK, các loại hình QĐTCK, vai trò và hoạt động của QĐTCK. (ii) Trình bày, phân tích và đánh giá tổng quan pháp luật về thị trường tài chính và TTCK Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào thực trạng pháp luật về hoạt động của QĐTCK trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá những mặt tích cực – hạn chế, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. (iii) Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao vai trò pháp luật về hoạt động của QĐTCK trên TTCK Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, với những đề xuất trên sẽ là những gợi ý hữu ích giúp cho các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thực thi các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi giúp cho các QĐTCK phát huy hơn nữa vai trò của mình, góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 73/2004/QĐ – BTC ngày 03/09 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ – BTC ngày 21/10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ (ban hành theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 30/2006/QĐ – BTC ngày 12/5 về việc bổ

sung quy chế và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ (ban hành kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2007), Quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (ban hành kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 05/6 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ (ban hành kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 35/2007/QĐ – BTC ngày 15/5 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 45/2007/QĐ – BTC ngày 05/06 về việc

ban hành quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26/12 về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ (ban hành kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính), Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 183/2011/TT – BTC ngày 16/12 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT – BTC ngày 26/7 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 05/12 hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ, Hà Nội.

12. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12 hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội.

13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng và quỹ thành viên, Hà Nội.

14. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 227/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán, HàNội.

15. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư bất động sản, Hà Nội.

16. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục, Hà Nội.

17. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4 hướng dẫn thi hành về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

18. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2867/2013/QĐ-BTC ngày 21/11 về công bố thủ tục hành chính về văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Hà Nội.

19. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 28/6 hướng dẫn đăng kí thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh

doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

20. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ – CP ngày 28/11 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

21. Chính phủ (2010), Nghị định số 84/2010/NĐ – CP ngày 02/8 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ – CP ngày 19/01 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội. 22. Chính phủ (2010), Nghị định số 85/2010/NĐ – CP ngày 02/08 về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

23. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

24. Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ – CP ngày 23/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

25. Nguyễn Đỗ (2008), Chứng khoán – Đầu tư và quản lý, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

26. Đặng Quang Gia (1991), Từ điển thị trường chứng khoán, tài chánh, kế toán, ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

27. Trần Vũ Hải (2006), Một số vấn đề pháp lý về công ty đầu tư chứng khoán”, Tạp chí Luật học, (8).

28. PGS, TS. Lê Hồng Hạnh (1998), Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong thị trường chứng khoán”, Tạp chí Luật học, (6).

29. Thanh Lâm (2007), Đầu tư chứng khoán hiểu biết để thành công, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

31. Nguyễn Minh (2007), Tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

32. PGS.TS Lê Hoàng Nga (2009), Thị Trường Chứng khoán, NXB Tài chính. 33.Lý Vinh Quang (2003), Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán,

NXB Thống kê, Hà Nội.

34. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6, Hà Nội. 35. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11, Hà Nội. 36. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/9, Hà Nội. 37.Quốc hội (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ – CP ngày 19/0 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

38. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/6, Hà Nội.

39. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6, Hà Nội.

40. Quốc hội (2010), Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11 sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

41. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 163/2003/QĐ – TTg ngày 05/8 về phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

42. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 20/2008/CT – TTg ngày 23/6 về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 252/2012/QĐ-TTg ngày 01/3 về phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, NXB Công An Nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Hoạt Động Của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w