Khái quát pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

giao dịch hàng hoá

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH cũng như các chế tài vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH.

Trên thế giới, sự ra đời của Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về SGDHH ở hầu hết các nước nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Tùy thuộc vào sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai ở từng nước mà hệ thống pháp luật dành riêng cho hoạt động này xuất hiện sớm hay muộn. Tuy nhiên, tựu chung lại, các quy phạm pháp luật đều hướng tới điều chỉnh hoạt động của SGDHH, các thành viên của SGDHH cũng như hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra trên Sở, trong đó có các hợp đồng được giao kết tại SGDHH được chính xác và đúng đắn hơn, hạn chế rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường. Ở Việt Nam, quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nói chung, về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH nói riêng được xuất hiện trong Luật Thương mại 2005. Với 10 điều luật trong Luật Thương mại 2005, các vấn đề pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua

SGDHH được định hình với những nội dung cơ bản nhất. Tiếp sau đó là sự ra đời của Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và một số văn bản dưới luật khác. Với Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết các vấn đề thành lập và hoạt động của SGDHH, quy định về thành viên của SGDHH, Trung tâm thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng hóa, các hoạt động mua bán hàng hóa và ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH cũng như nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.

Từ các quy định của luật, chúng ta có thể khái quát pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Nhóm quy phạm về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH: bao gồm các quy định xác định khái niệm các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, điều kiện trở thành chủ thể của hợp đồng và chấm dứt tư cách chủ thể hợp đồng.

- Nhóm quy phạm về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH: thường nằm trong quy định về khái niệm các loại hợp đồng, quy định về loại hàng hóa được phép mua bán hay công việc phải thực hiện.

- Nhóm quy phạm về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH: những quy định nội dung các loại hợp đồng này được từng SGDHH và từng chủ thể trung gian quy định, căn cứ vào các quy phạm pháp luật chung về hợp đồng mua bán. Tựu chung lại, nội dung của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hướng tới việc giao hàng, nhận hàng, thanh toán hoặc không nhận hàng (đối với giao dịch hàng thực) hay đặt lệnh đối ứng để tất

toán hợp đồng (đối với giao dịch phái sinh). Vì thế, pháp luật về nội dung các loại hợp đồng này hướng tới việc quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên theo hợp đồng. Đối với hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới nội dung của hai hợp đồng này do các bên tự thỏa thuận. Ngoài ta, từng sở giao dịch và từng người môi giới có thể đặt ra các nội dung khác trong hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác buộc khách hàng phải tuân thủ khi tham gia mua bán hàng hóa qua SGDHH.

- Nhóm quy phạm về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH: bao gồm các quy định về hình thức thể hiện của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn được thể hiện dưới dạng hành vi cụ thể; trong khi hợp đồng ủy thác chỉ được thể hiện dưới hình thức văn bản thì hợp đồng môi giới lại được quy định mở hơn, có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

- Nhóm quy phạm về giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Khi nói đến các vấn đề pháp lý của hợp đồng, không thể thiếu các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, mua bán hàng hóa qua SGDHH là một hình thức mua bán qua trung gian với tính chuyên nghiệp và sự chuẩn hóa cao về các nội dung cơ bản của hợp đồng, do đó, dường như không xuất hiện quy định về giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ có những quy định của pháp luật về khớp lệnh giao dịch và thực hiện hợp đồng.

- Nhóm quy phạm về chế tài vi phạm và giải quyết tranh chấp có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và các hợp đồng có liên

quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Đây là nhóm quy định pháp luật được thể hiện ở các văn bản luật khác nhau trong pháp luật của các nước. Một số nước quy định vấn đề này ngay trong Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về SGDHH như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc…, nhưng một số nước những quy định về chế định này được thực hiện theo các quy phạm pháp luật chung về hợp đồng như Việt Nam… Điều này xuất phát từ quan điểm coi hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH là một bộ phận cấu thành và chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật thương mại hay xây dựng một quy chế pháp lý riêng cho hoạt động này. Tuy nhiên, dù được điều chỉnh theo pháp luật chung về hợp đồng hay Luật mua bán hàng hóa tương lai, Luật về SGDHH thì các phương thức giải quyết tranh chấp cũng quy định rất khái quát. Cụ thể về nguyên tắc, trình tự, thủ tục sẽ được dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật như Bộ luật tố tụng, Luật Trọng tài thương mại…

Tóm lại, các quy phạm về các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua

SGDHH và các hợp đồng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH chiếm vị trí khá khiêm tốn trong Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về SGDHH các nước. Các văn bản này chủ yếu chỉ quy định về khái niệm các loại hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn; quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; các vấn đề khác liên quan đến các loại hợp đồng này được quy định trong các văn bản chung về hợp đồng và trong Quy tắc giao dịch của SGDHH cũng như hợp đồng nguyên tắc giao kết giữa các bên. Tuy vậy, đây vẫn là nhóm quy phạm quan trọng trong pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH, là cơ sở pháp lý để các chủ thể thiết lập giao dịch mua bán hàng hóa qua SGDHH.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w