Theory of Acceptance và Use of Technology (UTAUT)
Mô hình lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) là mô hình kết hợp nhiều mô hình lý thuyết trước đó, được đề xướng bởi Venkatesh, Morris, Davis, và Davis (2003) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng đối với công nghệ thông tin. Mô hình tổng hợp này được được phát triển dựa trên các mô hình lý thuyết: lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), ly thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991), mô hình chấp nhận công nghệ của (Davis, 1986, 1989), mô hình tích hợp TPB và TAM (Taylor và Todd, 1995b), lý thuyết phổ biến sự đổi mớI (Rogers, 1962), mô hình động lực thúc đẩy (Davis, Bagozzi và Warshaw, 1992), mô hình sử dụng máy tính
(Thompson, Higgins và Howell, 1991) và lý thuyết nhận thức xã hội (Albert Bandura, 1977).
Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)
Sơ đồ 2.6. Mô hình lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
Mô hình UTAUT là một mô hình kết hợp từ các lý thuyết đã được biết đến và cung cấp nền tảng hướng dẫn cho các nghiên cứu trong tương lai ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Bằng cách chứa đựng các sức mạnh khám phá được
kết hợp của từng mô hình riêng biệt và các ảnh hưởng chủ yếu, UTAUT đưa ra các lý thuyết tích lũy trong khi vẫn duy trì cấu trúc chi tiết. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng công nghệ theo mô hình UTAUT:
Triển vọng thực hiện (Performance Expectancy): Triển vọng thực
hiện được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong thực hiện công việc. Kiến trúc này được tổng hợp từ 5 kiến trúc khác có liên quan trong các mô hình nổi bật đã được thực nghiệm trước đó, các kiến trúc khác đã được tích hợp trong kiến trúc này là: Nhận thức sự hữu ích (từ mô hình TAM), Động cơ bên ngoài (từ mô hình MM), thích hợp công việc (từ mô hình MPCU), lợi thế có liên quan (từ mô hình IDT), và Kỳ vọng kết quả (từ mô hình SCT). Các kiến trúc này được đánh giá là tương tự nhau và các tác giả đã chọn lọc các thang đo từ đó cho cấu trúc Kỳ vọng kết quả thực hiện này.
Triển vọng nỗ lực (Effort Expectancy): Triển vọng nỗ lực được định
nghĩa là mức độ dễ kết hợp với việc sử dụng hệ thống (thông tin). Kiến trúc này cũng được tích hợp từ 3 kiến trúc được xem là tương tự trong các mô hình nổi bật hiện tại để lựa chọn thang đo phù hợp. Các kiến trúc khác đã được tích hợp trong kiến trúc này là: Nhận Thức Tính Dễ Sử Dụng (từ mô hình TAM/TAM2), sự phức tạp (từ mô hình MPCU), và Dễ Sử Dụng (từ mô hình IDT).
Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): Ảnh hưởng xã hội được định
nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người quan trọng khác tin rằng anh/cô ta nên sử dụng hệ thống mới. Ảnh hưởng xã hội được tích hợp từ các kiến trúc khác tương tự nhau là: Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm, lấy từ mô hình TRA, TAM2, TPB/DTPB và C-TAM-TPB), Các nhân tố xã hội (Social Factors, lấy từ mô hình MPCU), và Hình ành (Image, lấy từ mô hình IDT).
lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Định nghĩa này lấy từ các khái niệm nổi bật với 3 kiến trúc khác nhau: Nhận thức kiểm soát hành vi (lấy từ mô hình TPB, DTPB, C-TAM-TPB), Các Điều kiện thuận tiện (lấy từ mô hình MPCU), và Sự tương thích (lấy từ mô hình IDT).