Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%. Một số giả định khi phân tích ANOVA:
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên. - Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn or cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất. Kết quả kiểm định gồm hai phần:
- Phần 1 - Levene test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm
Ho: “Phương sai bằng nhau” Sig <= 0.05: bác bỏ Ho
Sig >0.05: chấp nhận Ho -> đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA - Phần 2 - ANOVA test
Ho: “Trung bình bằng nhau”
Sig <=0.05: bác bỏ Ho do đó đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc.
Sig >0.05: chấp nhận Ho do đó chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc
Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát bằng các kiểm định Tukey, LSD, Bonferroni, Duncan. Kiểm định sâu anova gọi là kiểm định Post-Hoc.
Tóm tắt Chương 3
Dựa trên nền tảng kết hợp giữa lý thuyết chấp nhận công nghệ, lý thuyết hành vi dự định và bổ sung nhân tố dịch vụ khách hàng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT, Nghiên cứu sinh đã xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo tương ứng. Trong Chương 3, Nghiên cứu sinh cũng đã trình bày cách thức thiết kế bảng câu hỏi, triển khai khảo sát thử và điều chỉnh thang đo. Đồng thời, Nghiên cứu sinh cũng đã lập luận về cỡ mẫu, trình bày cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu và các kỹ thuật phân tích phù
hợp để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Sacombank. Các kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Chương 5.
Chương 4: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM