Các hình thức nắm bắt tâm trạng, tư tưởng trong Đảng, trong dân

Một phần của tài liệu Công tác Tuyên giáo hiện nay (Trang 33 - 34)

Có thể chia các phương pháp nắm bắt tâm trạng, tư tưởng trong Đảng, trong dân thành 2 loại: các phương pháp truyền thống và các phương pháp điều tra dư luận xã hội.

a. Nắm bắt theo các phương pháp truyền thống

Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng trong Đảng, trong dân là một qui trình gồm 3 bước: 1) Thu thập cứ liệu; 2) Tổng hợp, phân tích, viết dự thảo báo cáo; 3) Xin ý kiến góp ý vào dự thảo báo cáo và hoàn thiện báo cáo.

- Thu thập cứ liệu: Các phương pháp thường sử dụng để thu thập cứ liệu là: nghe, quan sát, toạ đàm, phỏng vấn, thảo luận, phân tích tài liệu (đơn thư khiếu nại, tố cáo, ý kiến cử tri, biên bản các cuộc họp tổ dân phố, thôn, xóm...).

- Tổng hợp, phân tích, viết dự thảo báo cáo: Sau khi đã thu thập được các cứ liệu cần thiết, người viết báo cáo phải tổng hợp, phân tích các cứ liệu và đưa ra các nhận định, đánh giá về tình hình, tâm trạng, tư tưởng trong Đảng, trong dân. Các phân tích, tổng hợp có thể được viết thành báo cáo, lúc đầu là báo cáo dưới hình thức dự thảo.

- Xin ý kiến góp ý tổ chức thảo luận (hoặc xin ý kiến lãnh đạo, những người am hiểu) đối với dự thảo báo cáo; tiếp thu và sửa chữa, hoàn thiện dự thảo báo cáo, chuyển dự thảo báo cáo đã được hoàn thiện thành báo cáo chính thức.

Nếu quy trình này không được tuân thủ nghiêm ngặt thì chất lượng báo cáo có thể không đáng tin cậy.

Phương pháp nắm bắt tâm trạng, tư tưởng truyền thống dễ làm, cán bộ không cần phải đào tạo nhiều, ít tốn kém về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, các thông tin thu được dễ mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu rõ ràng về mặt định lượng (ví dụ, không thể xác định được có bao nhiêu % trong xã hội tán thành hoặc không tán thành một quan điểm nhất định nào đó).

b. Nắm bắt bằng phương pháp điều tra dư luận xã hội

Điều tra dư luận xã hội là hình thức phỏng vấn một lượng người nhất định, được lựa chọn theo những cách thức khoa học, do vậy chỉ cần điều tra (phỏng vấn) một lượng người không lớn (ví dụ một vài nghìn người), nhưng kết quả thu được cũng gần giống như kết quả điều tra toàn bộ cộng đồng. Các phương pháp điều tra dư luận xã hội cho phép khắc phục những điểm hạn chế của các phương pháp truyền thống nêu trên. Tuy nhiên, các phương pháp điều tra dư luận xã hội cũng có những điểm yếu như chi phí lớn, cán bộ phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có những kiến thức nhất định về xã hội học, tâm lý học.

Phương pháp này sẽ được trình bày kỹ trong phần “Cách nắm bắt dư luận xã hội”.

Một phần của tài liệu Công tác Tuyên giáo hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w