VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24 toán. Xu hướng hướng tới mục tiêu tốc độ xử lý được thúc đẩy bởi nhu cầu của cả người sử dụng và những tiến bộ trong công nghệ. Trong một số trường hợp, các nhiệm vụ hoặc các can thiệp cụ thể của các cơ quan công quyền có thể là một nhân tố bổ sung. Phần lớn các đổi mới được báo cáo trong những cải tiến về cơ sở hạ tầng được thiết kế để tạo điều kiện cho việc xử lý thanh toán với thời gian thực hoặc gần như thực nhằm tăng tốc việc quyết toán liên ngân hàng. Loại cải tiến này thường giúp đẩy nhanh giao dịch của các tài khoản bán lẻ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những đổi mới như vậy không phải lúc nào cũng là tự nguyện nhưng nói chung đòi hỏi nỗ lực hợp tác của ngành ngân hàng, đôi khi có sự tham gia của ngân hàng trung ương. Trong khu vực phi ngân hàng, các bước khác nhau trong quy trình thanh toán đã được đẩy nhanh, đáng chú ý là việc thực hiện thanh toán tại POS hoặc trong thương mại điện tử. Về mặt này, hơn một nửa các đổi mới được báo cáo trong thanh toán thẻ có liên quan đến việc sử dụng công nghệ thanh toán phi tiếp xúc.
(iv) Tài chính toàn diện là động lực cho sự đổi mới
Tài chính toàn diện ngày càng trở thành chủ đề liên quan đến chính trị cho chính phủ các quốc gia và các diễn đàn quốc tế. Khoảng một phần năm các đổi mới được báo cáo nhằm mục đích hướng tới tài chính toàn diện, dưới sự ủy nhiệm của chính phủ hoặc vì các cơ hội kinh doanh mới được mở ra từ một thị trường chưa được khai thác. Các đổi mới có xu hướng tập trung vào thanh toán di động, đổi mới trong việc sử dụng thanh toán thẻ và nâng cấp cơ sở hạ tầng và bảo mật (ví dụ như các đại lý kinh doanh). Ngay cả khi hầu hết các cải tiến được báo cáo đều được thiết kế cho thị trường trong nước, một vài đổi mới có thể sử dụng cho các thanh toán chuyển tiền qua biên giới.
(v) Vai trò của các tổ chức phi ngân hàng đang tăng lên đáng kể
Vai trò của các tổ chức phi ngân hàng trong các đổi mới của thanh toán bán lẻ đã tăng lên đáng kể, một phần là do việc sử dụng ngày một nhiều các công nghệ đổi mới cho phép các tổ chức phi ngân hàng cạnh tranh được trong các lĩnh vực như thanh toán internet và thanh toán di động vốn không do các ngân hàng chi phối. Trong khi một nửa các sáng kiến đổi mới được báo cáo là từ các ngân hàng hoặc ngân hàng trung ương, nửa còn lại chủ yếu là sáng kiến về thanh toán internet và thanh toán di động của các tổ chức phi ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng kết hợp với ngân hàng. Trong hơn một nửa các trường hợp mà các tổ chức phi ngân hàng không phải là chủ sở hữu chương trình, họ là những người chơi mới trên thị trường. Điều này cho thấy rằng trong khi một số mức độ hợp tác hoặc đồng sở hữu có thể có tồn tại, các tổ chức phi ngân hàng ngày càng cạnh tranh với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán bán lẻ mới. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, tác động thị trường của các đổi mới trong trường hợp hợp tác giữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng cao hơn là trong trường hợp các đổi mới của chỉ riêng các tổ chức phi ngân hàng.
Hộp 3 phác thảo một số khuynh hướng quan sát được trong khảo sát eSEPA được ECB tiến hành.
Hộp 3
VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25 Khu vực Thanh toán chung bằng đồng euro (SEPA) nhằm mục đích thiết lập thị trường nội địa cho các giao dịch thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt ở Châu Âu. Dự án này xây dựng một hướng đi mà thông qua đó những đổi mới trong lĩnh vực thanh toán bán lẻ có thể được thực hiện. eSEPA đề cập đến SEPA trong đó nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc tiên tiến khi cung cấp các dịch vụ thanh toán trả trước, thanh toán và/hoặc thanh toán trả sau dựa trên tập hợp các công cụ thanh toán đã được triển khai cho SEPA.
ECB hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng trung ương quốc gia (NCBs) tại Châu Âu đã thực hiện một số khảo sát về những đổi mới trong thanh toán bán lẻ trong các năm 2004, 2005 và 2006. Cuộc khảo sát cuối cùng được tổ chức vào năm 2010. Một trong các mục tiêu của cuộc khảo sát là để hiểu rõ hơn các sáng kiến được phát triển và triển khai tại Châu Âu. Những người được khảo sát là các PSP như các ngân hàng và các công ty viễn thông được các NCBs lựa chọn. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy:
- Có nhiều đổi mới trong thanh toán bán lẻ có mục đích hoặc chức năng tương tự nhau. Một phần lớn các đổi mới được báo cáo đã được phát triển và thiết kế chỉ dành cho người dân trong nước. SEPA có thể thay đổi bức tranh này trong tương lai.
- Đổi mới thanh toán bán lẻ là một quá trình năng động. Nhiều đổi mới đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, và có tiềm năng tăng trưởng cao.
- Hầu hết các đổi mới thuộc về các ngân hàng hoặc được các ngân hàng kiểm soát. Tuy nhiên, đặc biệt là đối với thanh toán di động, phần lớn các đổi mới được báo cáo là thuộc về các tổ chức phi ngân hàng.
- Nhiều đổi mới có liên quan đến toàn bộ quá trình thanh toán (trả trước, thanh toán tức thì và trả sau).
- Hầu hết các đổi mới được báo cáo trong quá trình thanh toán nhằm tạo thuận lợi cho việc mua hàng trực tuyến.
- Máy tính và điện thoại di động đóng một vai trò quan trọng là các thiết bị truy cập trong hầu hết các đổi mới được báo cáo. Internet dường như là kênh truy cập chính.
- Tỷ lệ các đổi mới được báo cáo liên quan đến các khoản thanh toán từ xa quan trọng hơn nhiều so với các thanh toán ở lân cận.
- Cả người trả tiền và người nhận thanh toán đều được hưởng lợi từ những đổi mới về việc sử dụng, tốc độ của giao dịch và vấn đề bảo mật.
Sự hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau và/hoặc khả năng tương tác của các hệ thống là rất quan trọng đối với thành công của các đổi mới. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh cũng rất quan trọng.
Phần 3: Đặc điểm của thị trường thanh toán bán lẻ 3.1. Đặc điểm riêng biệt của thị trường thanh toán bán lẻ
Các đặc điểm và yếu tố kinh tế vi mô đặc thù của các thị trường thanh toán bán lẻ tác động đến chi phí và lợi ích của các khoản thanh toán giúp tạo khung phân tích những yếu tố thúc đẩy và cản trở các cải tiến trong thanh toán. Trọng tâm của phân tích này là các khái niệm về tính kinh tế của quy mô và phạm vi trong sản xuất, cũng như khái niệm về thị trường có tính 2 mặt và lý thuyết về hiệu ứng mạng lưới.
VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 26 Ở mức độ lớn hơn, tính kinh tế của các loại thanh toán bán lẻ tương tự như tính kinh tế của việc xử lý thông tin và hiện liên quan đến phần cứng và phần mềm máy tính, hạ tầng viễn thông và internet. Tuy nhiên, khi các khoản thanh toán được thực hiện, chúng thường được bù trừ và quyết toán dưới dạng chuyển khoản điện tử giữa các tài khoản trong 1 hoặc 2 tổ chức giữ tài khoản, thường liên quan đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng liên lạc và dịch vụ công nghệ của bên thứ ba.
3.1.1. Tính kinh tế của việc tạo ra các sản phẩm thanh toán: tính kinh tế của quy mô và phạm vi mô và phạm vi
Tính kinh tế về quy mô và phạm vi ở phía cung áp dụng cho cơ sở hạ tầng thanh toán được sử dụng để xử lý thông tin thanh toán. Điều này đạt được khi chi phí trung bình cho một dịch vụ thanh toán giảm xuống với số lượng dịch vụ lớn (qui mô) hoặc nếu hai hay nhiều sản phẩm được sản xuất chung trên cùng một hạ tầng làm giảm chi phí hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm so với khi sản xuất riêng lẻ (phạm vi).
Trong ngắn hạn, tính kinh tế của quy mô có thể khá lớn trong thanh toán điện tử bởi vì chi phí cho thêm một giao dịch thanh toán (tức chi phí cận biên) có thể gần như bằng 0 đối với các hệ thống hoạt động dưới công suất. Tuy nhiên, nếu một hệ thống đang tăng trưởng, cơ sở hạ tầng hiện tại có thể cần được mở rộng hoặc thay thế khi khối lượng tăng lên. Trong quá trình mở rộng, chi phí trung bình cho một thanh toán có thể tăng lên tạm thời đến khi khấu hao hết chi phí đầu tư cố định.
Tính kinh tế của phạm vi phổ biến trong các trung gian thanh toán do hạ tầng để xử lý một loại thanh toán có thể thường xuyên được sử dụng để xử lý loại thanh toán khác. Ví dụ, hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH) thường xử lý nhiều loại thanh toán khác nhau trên cùng một nền tảng (như séc, chuyển khoản và ghi nợ trực tiếp).
Tính kinh tế của quy mô và phạm vi rất quan trọng trong đánh giá chi phí và lợi ích của những cải tiến thanh toán. Đôi khi, lợi ích của nhiều hệ thống có thể lớn hơn việc tiết kiệm chi phí từ việc chỉ có một nền tảng duy nhất. Ví dụ, sự cạnh tranh giữa các hệ thống thanh toán có thể kéo giá xuống thấp hơn nếu chỉ có độc quyền. Hơn nữa, các loại công cụ thanh toán khác nhau có thể không thay thế hoàn hảo, cho phép chúng đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, việc kỳ vọng một dịch vụ thanh toán chi phí thấp có thể trì hoãn sự thâm nhập của các phương thức thanh toán tiên tiến cho đến khi phương thức mới có hiệu quả chi phí hơn để cạnh tranh với các phương thức thanh toán hiện có.
3.1.2. Tính kinh tế của tiêu dùng thanh toán: hiệu ứng mạng lưới, cạnh tranh giữa các nền tảng và các thị trường hai mặt các nền tảng và các thị trường hai mặt
Cùng với tính kinh tế của quy mô và phạm vi, hiệu ứng mạng lưới, các ảnh hưởng ngoại lai và tính kinh tế của quy mô bên cầu cũng là những đặc điểm nổi bật của các thị trường dịch vụ thanh toán. Giống như các mạng công nghệ thông tin khác, hiệu ứng mạng lưới thanh toán cơ bản xuất phát từ thực tế là việc thêm một người dùng làm tăng giá trị của mạng cho mỗi người dùng hiện tại, tức là thêm một nút nữa trong mạng tạo ra một tác động ngoại lai tích cực hay sự lan tỏa cho tất cả các nút khác. Một ví dụ điển hình về tác động ngoại lai mạng lưới là ở mạng điện thoại, trong đó giá trị của chiếc điện thoại của mỗi người dùng tăng lên theo số lượng người dùng truy cập vào mạng
VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 27 lưới. Do chi phí cố định cao, các mạng thanh toán thường cần phải đạt được số lượng người dùng tối thiểu, thường gọi là “khối lượng tới hạn” để tổng giá trị của toàn mạng lớn hơn giá trị vận hành.
Để các mạng có thể liên kết lại với nhau, các nút phải tương thích. Điều này thường đạt được bằng cách sử dụng một nền tảng chung. Tác động ngoại lai mạng lưới thường dẫn đến sự chiếm lĩnh của một nền tảng vì người dùng có được nhiều lợi ích hơn khi kết nối với một mạng lớn hơn so với mạng nhỏ.
Việc đạt được khối lượng cần thiết – một rào cản cho đổi mới – đôi khi có thể được loại bỏ bằng cách tạo ra động lực để tham gia vào mạng lưới hoặc cắt giảm chi phí. Nếu đơn vị điều hành mạng thanh toán có thể tìm kiếm người dùng có giá trị cao hơn như người dùng đầu tiên, thì đôi khi họ có thể cố gắng nắm bắt được thặng dư tiêu dùng này và sử dụng doanh thu từ nhóm đó để đạt được khối lượng cần thiết bằng cách trợ cấp cho người dùng có giá trị thấp hơn (người dùng mới). Thường thì điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thanh toán mới cần thêm vốn để trợ cấp cho người dùng cho đến khi mạng đủ lớn để chi trả cho chi phí. Các mạng lưới đương nhiệm có thể lợi thế hơn khi ra mắt các sản phẩm mới tiên tiến do chúng không cần phải mở rộng mạng lưới để đạt được khối lượng cần thiết.
Loại hiệu ứng mạng lưới được mô tả ở trên có trong các thị trường “một chiều” nơi mà người gửi và người nhận đều nằm một bên của phía cầu dịch vụ. Ví dụ về các dịch vụ thanh toán như vậy là dịch vụ P2P hoặc B2B và hệ thống thanh toán tổng tức thời liên ngân hàng RTGS thường được sử dụng cho các khoản thanh toán giá trị lớn.
Khối lượng cần thiết thậm chí còn phức tạp hơn nhiều trong thị trường “hai chiều” nơi mà hai loại người dùng khác nhau cùng tham gia vào, như người tiêu dùng và người bán hàng. Trong thị trường hai chiều, thách thức để đạt được khối lượng cần thiết được ví như câu chuyện “con gà và quả trứng”, trong đó trừ khi cả hai phía của thị trường áp dụng cải tiến cùng lúc (tức là trừ khi đạt được khối lượng cần thiết ở cải hai phía của thị trường), cải tiến đó hầu như sẽ thất bại bởi vì không có phía nào có động lực để đơn
phương áp dụng cải tiến đó.24 Ví dụ nổi bật về thị trường hai mặt là thị trường thanh
toán bán lẻ: người tiêu dùng chỉ cần thẻ khi thẻ đó được chấp nhận thanh toán bởi lượng lớn người bán và người bán chỉ muốn chấp nhận thẻ nếu đủ người dùng sử dụng thẻ. Do đó, thách thức lớn đối với thị trường hai chiều dựa trên việc đạt được khối lượng cần thiết người dùng ở cả hai phía. Ít nhất trong giai đoạn đầu, vấn đề này có thể được khắc phục bằng một chiến lược định giá cho phép bên ít nhạy cảm về giá hơn của thị trường trợ giá cho bên nhạy cảm hơn với mức giá.
3.1.3. Tính kinh tế của hàng hóa theo nhóm
Nhiều hệ thống thanh toán bán lẻ đòi hỏi việc chia sẻ thông tin của người dùng, tối thiểu là đưa ra thông tin xác định số tài khoản đi và đến của khoản chuyển tiền. Nhiều hệ thống thanh toán cũng yêu cầu chia sẻ thông tin để xác thực và chống gian lận. Khả năng chia sẻ thông tin do vậy là một tài sản đối với đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán. Đồng thời, quan ngại về tính bảo mật và rủi ro vi phạm dữ liệu khiến cho an toàn thông tin mang tính bắt buộc. Trong các hệ thống yêu cầu việc hợp tác giữa các đơn vị khác nhau thì nhiều bên có thể cùng truy cập vào cùng dữ liệu người dùng.