Tài: Bội chi tiền mặt tại Việt Nam – nguyên nhân và giải pháp hạn chế

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-10-Tháng-10.2018 (Trang 33 - 35)

Chủ nhiệm: TS. Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Mã số: ĐTNH.015/17 Năm hoàn thành: 2018 Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Các vấn đề cơ bản về bội chi tiền mặt và kinh nghiệm quốc tế về nghiên cứu bội chi tiền mặt;

- Thực trạng bội chi tiền mặt tại Việt Nam, nguyên nhân và các giải pháp hạn chế bội chi tiền mặt.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu xác định rõ thực trạng bội chi tiền mặt tại Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đễn tình trạng bội chi tiền mặt để đề xuất các giải pháp hạn chế bội chi tiền mặt, đề tài ĐTNH.015/17 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:

Chương 1 của đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận như: khái niệm về tiền mặt và bội chi tiền mặt; quản lý tiền mặt; mối liên hệ giữa bội chi tiền mặt và tiền trong lưu thông (CIC_Cash in Circulation). Chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tiền trong lưu thông của một số quốc gia điển hình nhằm rút ra các bài học cho công tác quản lý tiền trong lưu thôngcũng như đề xuất giải pháp hạn chế bội chi tiền mặt tại Việt Nam. Nghiên cứu tại chương 1 cho thấy mối quan hệ định lượng giữa bội chi tiền mặt sự thay đổi của lượng tiền trong lưu thông, đồng thời chỉ ra một số nhóm nhân tố tác động đến nhu cầu tiền mặt và bội chi tiền mặt.

Chương 2 của đề tài nghiên cứu thực trạng bội chi tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2008-2017 thông qua các nội dung: diễn biến thu-chi tiền mặt, tính thời vụ, phân bố bội chi tiền mặt theo mênh giá, theo địa bàn và theo nhóm TCTD.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô tiền mặt trong nền kinh tế liên tục tăng, có giai đoạn vượt khá xa đường xu thế; tính thời vụ của bội chi tiền mặt khá rõ, tập trung vào trước và sau các dịp nghỉ lễ. Theo cơ cấu mệnh giá, bội chi chủ yếu diễn ra đối với tiền mệnh giá cao. Theo địa bàn, bội chi không đồng nhất, tùy thuộc vào vị trí đại lý, mức độ tập trung công nghiệp, thói quen sử dụng tiền mặt. Về cơ bản, bội chi tăng cao ở các địa bàn giao thương biên giới, các địa bàn có nhiều khu công nghiệp tập trung, các vùng nuôi trồng tập trung cây công nghiệp, cây nông nghiệp, nuôi tròng thủy sản hàng hóa. Theo nhóm TCTD, các NHTMNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu chi tiền mặt từ NHNN.

Chương 3 của đề tài tập trung phân tích nguyên nhân dẫn đến bội chi tiền mặt và phân tích xu thế bội chi tiền mặt ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Phân tích ban đầu

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 30 cho thấy bội chi tiền mặt có quan hệ thuận chiều với GDP và thu nhập bình quân đầu người; quan hệ thuận chiều với chỉ số giá tiêu dùng; quan hệ ngược chiều với lãi suất huy động, tuy nhiên mức tác động không lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy bội chi tiền mặt gia tăng có nguyên nhân từ việc tăng nhanh giá tài sản, gia tăng luồng kiều hối cũng như liên quan tới việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, trợ cấp thiên tai, tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản/mở rộng hoạt động kinh doanh của các TCTD... Thông qua kết quả khảo sát tại NHNN và hệ thống các TCTD, bằng phương pháp phân tích định lượng, nhóm nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chủ yếu làm tăng bội chi tiền mặt xuất phát từ tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao. Quy mô thẻ ATM gia tăng, các yếu tố bất lợi trong hệ thống ngân hàng, biến động bất thường của tỷ giá, lãi suất cũng làm tăng bội chi tiền mặt. Xét theo nghiệp vụ hoạt động ngân hàng, cấp tín dụng cá nhân được đánh giá có mức bội chi tiền mặt cao nhất, tiếp đến là kiều hối và tín dụng doanh nghiệp. Tại chương 4, trên cơ sở phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng quản lý tiền mặt của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là định hướng giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thông qua thúc đẩy thanh toán và thương mại điện tử, nhóm nghiên cứu đề xuất 05 nhóm giải pháp hạn chế bội chi tiền mặt tại Việt Nam, bao gồm:

- Nhóm giải pháp về điều hành CSTT, quản lý ngoại hối, quản lý thị trường vàng nhằm kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, hạn chế tình trạng tích trữ tiền trong dân cư, hạn chế tín dụng đen...;

- Nhóm giải pháp về cải thiện dịch vụ in ấn, thu chi tiền mặt theo hướng tăng cường công tác phân tích, dự báo, xác định cơ cấu tiền hợp lý, tăng cường khả năng quản lý tiền mặt của các TCTD;

- Nhóm giải pháp về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt;

- Nhóm giải pháp về phát triển hệ thống tài chínhở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa để đẩy mạnh các dịch vụ tài chính hiện đại, giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong dân cư;

- Nhóm giải pháp về thông tin, truyền thông

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 31

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 10-2018

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-10-Tháng-10.2018 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)