- Mô đun đàn hồi 0.285c E) =58571,95MPa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
Trong luận văn này, nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm về bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ và các đặc trưng cơ lý của vật liệu để ứng dụng vào thiết kế kết cấu dầm I cánh rộng đúc sẵn phục vụ phát triển giao thông đô thị của khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, nghiên cứu tổng quan ở chương 1 đã cho thấy một số vấn đề còn bỏ ngỏ và đề xuất ứng dụng bê tông cường độ cao cùng với loại hình tiên tiến vào thiết kế kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn nhịp giản đơn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2 đã tìm hiểu được các đặc trưng cơ lý cụ thể của vật liệu địa phương vùng Đông Nam Bộ và đưa vào thiết kế kết cấu dầm dự ứng lực điển hình ở chương 3 với các nhịp 24m, 33m và 60m ứng dụng cho công trình cầu giao thông phù hợp với đặc thù khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả thiết kế cũng được so sánh với một số loại hình kết cấu thông thường đang được ứng dụng rộng rãi tại các dự án trong khu vực Đông Nam Bộ.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu và có một số đóng góp chính như sau
- Nghiên cứu đã khẳng định được sự cần thiết áp dụng kết cấu dầm đúc sẵn sử dụng bê tông cường độ cao trong xây dựng công trình cầu ở vùng Đông Nam Bộ.
- Thiết kế được các cấp phối bê tông C60, C70, C80 có độ sụt cao sử dụng vật liệu địa phương khu vực Đông Nam Bộ, với cốt liệu thô sử dụng đá dăm Phú Mỹ - Bà Rịa và cốt liệu mịn phối trộn giữa cát sông và cát nghiền với tỉ lệ 60/40, phù hợp cho sản xuất dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với quy mô công nghiệp.
- Đối với các cấp phối C60, C70, C80 sử dụng vật liệu vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu đã đưa ra cách xác định một số chỉ tiêu cơ lý để phục vụ cho
công tác thiết kế kết cấu dầm cầu bê tông dự ứng lực đúc sẵn khi sử dụng các cấp phối đó như sau
• •
−5 0.285
Cường độ chịu kéo khi uốn fr = 0,83× f 'c (Mpa)
• Cường độ theo ngày tuổi fcj' = 0,84 +j 0,97 j ' • Hệ số quy đổi ứng suất khối α1 = 0.804; β1 = 0.673
- Đã đề xuất các thông số kích thước mặt cắt phù hợp đối với kết cấu dầm I cánh rộng sử dụng bê tông cường độ cao với các chiều dài nhịp 24m, 33m, 60m.
- Khẳng định được tính hiệu quả của việc dùng dầm I cánh rộng với bê tông cường độ cao so với các loại hình dầm truyền thống sử dụng bê tông thông thường hiện nay trong khu vực Đông Nam Bộ
• Giảm chiều cao dầm từ 150mm đến 450mm giúp giảm chiều cao kết cấu nhịp, dễ dàng ứng dụng trong các dự án cầu trong đô thị.
• Giảm khối lượng vật liệu từ 10% đến 50% giúp giảm chi phí chế tạo dầm và giảm tải trọng lên mố trụ.
Kiến nghị
Để có thể hoàn thiện việc ứng dụng vào chế tạo kết cấu dầm bê tông dự ứng lực với bê tông cường độ cao ở quy mô công nghiệp, cần có thêm các nghiên cứu mang tính dài hạn như độ bền, từ biến.... và những nghiên cứu đảm bảo về khả năng sản xuất hàng loại như đảm bào chất lượng hoặc chế độ bảo dưỡng kết cấu trong quá trình chế tạo.
Nghiên cứu này có thể phát triển đối với một số loại hình dầm khác sử dụng bê tông cường độ cao. Mặt khác, có thể đưa vào chế tạo thử nghiệm dầm với kích thước thực và thực nghiệm đánh giá trên mô hình dầm thực tế.
× fc28