Các nghiên cứu về cơ sở pháp lý của tự do di chuyển lao động trong ASEAN

Một phần của tài liệu Luận án tự do di chuyển lao động trong ASEAN những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với việt nam (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu của luận án

1.2.1. Các nghiên cứu về cơ sở pháp lý của tự do di chuyển lao động trong ASEAN

trú chưa phù hợp, thể chế kém hiệu quả trong quản lý di trú và sự tồn tại của các loại rào cản làm hạn chế dòng dịch chuyển lao động cho nên chưa tận dụng hết được cơ hội có được của dịch chuyển lao động. Do vậy cần phải có những giải pháp về chính sách phù hợp góp phần giảm bớt các loại rào cản, từ đó sẽ đem lại lợi ích cho cả nước xuất khẩu lao động và nước tiếp nhận lao động.

Trong Luận văn “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”,12 tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương đề cập tới thực trạng về vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia ASEAN. Theo đánh giá của tác giả, trong những năm gần đây một số nền kinh tế trong khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng với chính sách mở cửa thị trường lao động, sự chênh lệch trình độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học đã tác động đáng kể tới vấn đề di cư ở các quốc gia thành viên ASEAN. Theo số liệu thống kê của ILO/ADB năm 2014 thì từ năm 1990 - 2013 tổng số lượng người di cư trong nội khối ASEAN đã tăng gấp 04 lần từ 1,5 triệu đến 6,5 triệu người và vẫn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, một thực trạng là trong số lao động di cư thì lao động phổ thông, lao động có trình độ thấp vẫn chiếm đa số còn lao động chất lượng cao chiếm một số lượng rất khiêm tốn và chủ yếu dịch chuyển đến những quốc gia có chính sách thu hút lao động tốt như Singapore, Malaysia và Thái Lan. Cũng theo tác giả với chính sách tự do di chuyển lao động có tay nghề trong nội khối ASEAN sẽ góp phần làm đa dạng và gia tăng tỷ trọng của những lao động có tay nghề trong dòng người di cư, tuy nhiên với sự tồn tại của các loại rào cản tại mỗi quốc gia thành viên khiến cho dòng chảy lao động có kỹ năng chưa thể được khơi thông thuận lợi và nhanh chóng trong thời gian tới.

1.2. Các nghiên cứu về những vấn đề pháp lý về tự do di chuyển lao động trong ASEAN động trong ASEAN

1.2.1. Các nghiên cứu về cơ sở pháp lý của tự do di chuyển lao động trong ASEAN ASEAN

Tác giả Chia Siow Yue với công trình “Free flow of skilled labor in the AEC”13 (tạm dịch là Di chuyển tự do lao động có kỹ năng trong AEC) bên cạnh

12 Nguyễn Thị Hồng Thương (2016),tlđd.

phân tích khuôn khổ pháp lý đa phương toàn cầu, khu vực và song phương về tự do di chuyển lao động có kỹ năng như tự do di chuyển thể nhân theo quy định của GATS/WTO, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc và New Zealand (AANZFTA), Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản với một số nước thành viên ASEAN, Thoả thuận thương mại tự do giữa Singapore và Hoa Kỳ (Singapore - US FTA), đã có những phân tích sơ lược về khuôn khổ chính sách và pháp lý về di chuyển lao động có kỹ năng giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Văn bản đầu tiên được nhắc tới là AFAS năm 1995 bao gồm điều khoản quy định về hài hoà hóa tiêu chuẩn thông qua ký MRA. Tuyên bố Bali II 2003 kêu gọi tiếp tục hoàn thiện MRA vào năm 2008 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do di chuyển của chuyên gia và lao động có kỹ năng. Tính đến thời điểm hiện nay ASEAN đã ký được 07 MRA về tư vấn kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc sư, khảo sát, người hành nghề y, nha khoa và kế toán. Tiếp đó, vào năm 2007, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC được thông qua nhằm tạo lập những bước cụ thể để hiện thực hóa tự do di chuyển dịch vụ vào năm 2015 với những linh hoạt nhất định. Như vậy, tác giả Chia Sow Yue đã có những đánh giá sơ lược về khuôn khổ chính sách và pháp luật về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN, tuy nhiên một số văn bản đã được thay thế bởi văn bản mới khi AC được thành lập vào năm 2015 như AEC Blueprint 2025.

Trong khi đó hai tác giả Jurje F. & Lavenex S trong bài viết “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Mô hình nào cho dịch chuyển lao động?”14 đã phân tích chi tiết hơn về khuôn khổ pháp lý của tự do di chuyển trong ASEAN bao gồm Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP), các Thoả thuận công nhận lẫn nhau và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cụ thể:

§ AFAS được các quốc gia thành viên ASEAN ký kết vào năm 1995 với mục tiêu tăng cường hợp tác dịch vụ, xóa bỏ đáng kể các rào cản về thương mại dịch vụ và mở rộng phạm vi và mức độ tự do hóa thương mại trên mức mà các quốc gia thành viên đã cam kết trong phạm vi GATS. Đối với tự do di chuyển lao động, các quốc gia thành viên đã cam kết tự do di chuyển hơn đối với lao động có tay nghề, chuyên gia. Có thể thấy rằng tự do di chuyển lao động có kỹ năng có liên quan trực tiếp tới thương mại dịch vụ, đối chiếu với các phương thức cung ứng dịch vụ của GATS thì thoả thuận về tự do di chuyển lao động có kỹ năng của ASEAN tưng ứng với Mode 04. Trên cơ sở quy định của AFAS, các quốc gia thành viên

ASEAN đã thoả thuận được 08 gói cam kết về dịch vụ, trong đó liên quan đến phương thức 04 các quốc gia thành viên đưa ra các cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với các cam kết theo chiều ngang. Mặc dù đã trải qua một vài vòng đàm phán về dịch vụ và ký kết các gói cam kết nhưng các cam kết về phương thức 04 không vượt trên các cam kết trong khuôn khổ WTO/GATS chủ yếu liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của chuyên gia, nhà quản lý, nhân viên có kỹ năng… đối với dòng đầu tư và kinh doanh trong khối.

§ Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) được ký kết năm 2012 bên cạnh liên kết với các cam kết về phương thức 04 trong khuôn khổ AFAS còn hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho sự di chuyển của các thể nhân liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư thông qua thủ tục nhập cư tạm thời đối với lao động có kỹ năng (người di chuyển trong nôi bộ doanh nghiệp, khách kinh doanh, cung cấp hợp đồng dịch vụ và các đối tượng khác). Ngoài ra, nhằm hướng tới tạo thuận lợi hơn cho thương mại dịch vụ thông qua công nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ đối với nhà cung ứng dịch vụ nhưng phải dựa trên “các quy định của quốc gia thành viên và các điều kiện yêu cầu của thị trường”, các quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết các Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA). Tính tới thời điểm hiện nay có 08 Thoả thuận công nhận lẫn nhau được ký kết bao gồm Thoả thuận công nhận lẫn nhau về tư vấn kỹ thuật, kế toán, kiến trúc sư, khảo sát, điều dưỡng, nha khoa, bác sỹ và du lịch. Tuy nhiên, việc thực hiện MRA của các quốc gia thành viên là không giống nhau trong 08 lĩnh vực trên.

Năm 2003, với Tuyên bố Bali II, ASEAN chính thức công bố mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN (APSC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC). Đối với AEC, một trong những mục tiêu cơ bản là hướng tới thiết lập thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sự tự do di chuyển của các yếu tố sản xuất trong đó bao gồm tự do di chuyển lao động có kỹ năng. Để chi tiết hóa các biện pháp thực hiện nội dung về tự do di chuyển lao động có kỹ năng nói riêng và các nội dung hợp tác của AEC nói chung, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được thông qua vào năm 2007 trở thành công cụ quan trọng hệ thống hóa các biện pháp chiến lược để hiện thực hóa AEC.

Tương tự như các công trình nói trên, tác giả Nguyễn Huy Hoàng, trong bài viết “Toward an integrated ASEAN labor market propects and challenges for CLMV countries”15(tạm dịch là Hướng tới thị trường lao động ASEAN hội nhập, những cơ

15 Nguyễn Huy Hoàng (2013), “Toward an integrated ASEAN labor market propects and challenges for CLMV countries”, VNU Journal of Economic and Business Vol.29, No. 5E (2013) 34-42.

hội và thách thức đối với các nước CLMV) đã chỉ ra khuôn khổ pháp lý về tự do di chuyển lao động ASEAN thông qua phân tích những thoả thuận khu vực nền tảng cho tự do di chuyển lao động có tay nghề trong khu vực như AFAS, các MRA. Tuy nhiên, điểm khác biệt của công trình này là tác giả tập trung vào những văn kiện được cơ quan chuyên ngành của ASEAN thông qua (Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN) bao gồm các Chương trình làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN về lao động và nguồn nhân lực vào năm 2000, năm 2006 và Chương trình lao động nhập cư của các nước Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2005. Theo tác giả, những thoả thuận và chương trình làm việc về hội nhập thị trường lao động ASEAN bao gồm cấp khu vực và tiểu khu vực nhưng hội nhập thị trường lao động ASEAN chỉ tập trung vào đối tượng lao động lành nghề, từ đó sẽ gây nên những khó khăn đối với nhóm nước CLMV trong cuộc chạy đua khắc nghiệt trong tương lai gần khi AEC được thành lập.

Khác với tác giả Nguyễn Huy Hoàng, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương với Luận văn về “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”16 không chỉ phân tích nội dung của các hiệp định ASEAN về tự do di chuyển lao động mà còn chỉ ra những điểm hạn chế, thách thức của việc thực hiện các văn kiện trên. MNP thể hiện sự hội nhập sâu rộng của các nước thành viên trong khu vực, góp phần hiện thực hóa việc xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, nhưng MNP tồn tại một số điểm hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới dòng di chuyển lao động có tay nghề. Cụ thể, MNP điều chỉnh sự di chuyển tạm thời của lao động có tay nghề (khách kinh doanh, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp hợp đồng dịch vụ và các đối tượng khác) trong lĩnh vực dịch vụ (giới hạn 08 ngành nghề các quốc gia thành viên đã ký Thoả thuận công nhận lẫn nhau). Hiệp định điều chỉnh bốn nhóm đối tượng nêu trên nhưng căn cứ vào biểu cam kết cụ thể của các quốc gia có thể thấy rằng nhóm đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được chú trọng nhất trong khi đó nhóm đối tượng khác không được các quốc gia thành viên đưa vào biểu cam kết. Mặc dù hướng tới tự do hóa nhưng trên thực tế các quốc gia vẫn áp dụng những rào cản hạn chế tự do di chuyển đối với công dân của các quốc gia trong khu vực như: hạn chế số lượng, chuyển giao công nghệ, yêu cầu các bài kiểm tra về thị trường lao động, trình độ tiếng Anh...

Về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN, tác giả cho rằng với những quy định tại các Thoả thuận công nhận lẫn nhau cho phép

các nhà cung cấp dịch vụ đã có chứng nhận hoặc giấy phép hành nghề ở một quốc gia ASEAN có thể được công nhận trình độ và được phép hành nghề tại các quốc gia ASEAN đã tham gia ký kết những thoả thuận này. Theo đó, bằng cấp, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề… được công nhận ở một quốc gia thành viên ASEAN thì sẽ được công nhận ở tất cả các quốc gia thành viên ASEAN khác. Việc MRA đi vào hiệu lực được đánh giá là một bước đi quan trọng hướng tới hiện thực hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do di chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao và hướng tới hội nhập dịch vụ ngày càng sâu rộng trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức trong quá trình hiện thực hóa MRA như vấn đề cải cách thể chế, pháp luật của các quốc gia thành viên; một số quốc gia đang thực hiện một số thoả thuận với các điều khoản tự do hơn so với MRA vì thế MRA sẽ kém ưu thế hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tự do di chuyển lao động trong ASEAN những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)