Các cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ AFAS

Một phần của tài liệu Luận án tự do di chuyển lao động trong ASEAN những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với việt nam (Trang 139 - 143)

6. Kết cấu của luận án

4.1.1. Các cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ AFAS

4.1.1. Các cam kết của Việt Nam về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ AFAS AFAS

Theo quy định tại Điều 4 AFAS, các nước thành viên sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở quy định này, các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ ASEAN đã được thực hiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Kết quả của mỗi vòng đàm phán là một gói cam kết, tính đến nay đã có 10 gói cam kết được ký kết,211 trong đó ghi nhận những cam kết chung và cam kết cụ thể của mỗi quốc gia thành viên đối với các ngành/phân ngành cụ thể. Trong 10 gói cam kết về dịch vụ thì gói

209 Vu Thi Phuong Dung (2019), “Current skilled labour shortage in Vietnam”, Journal of Vietnam Academy of Social Sciences, (192),

http://en.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinTucHoiNghiHoiThao/View_Detail.aspx?ItemID=875, truy cập ngày 10/11/2021.

210 Bruno Lanvin and Felipe Monteiro (2019), TheGlobal Talent Competitiveness Index (GTCI): Entrepreneurial Talent and Global Competitiveness, INSEAD, Fontainebleau, France.

211 ASEAN (2020), Agreements and Declarations, https://asean.org/asean-economic-community/sectoral- bodies-under-the-purview-of-aem/services/ agreements-declarations/, truy cập ngày 28/10/2020.

cam kết thứ 9, gói cam kết thứ 10 của các quốc gia thành viên đề cập đến cam kết đối với phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới (Mode 1), phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (Mode 2) và phương thức hiện diện thể nhân (Mode 3) còn phương thức hiện diện thể nhân (Mode 4) được tách ra đàm phán riêng theo Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân năm 2012 (MNP). Bởi vậy, các cam kết của Việt Nam ở gói cam kết thứ 09 và gói cam kết thứ 10 sẽ không được đề cập tại mục này. Như đã đề cập tại chương 3, tự do di chuyển lao động trong ASEAN không được áp dụng đối với tất cả các ngành nghề mà giới hạn trong 08 lĩnh vực đã được các quốc gia thành viên kí kết MRA và liên quan trực tiếp tới di chuyển tạm thời của thể nhân theo Mode 4. Vì vậy, đối với các cam kết về tự do di chuyển lao động của Việt Nam trong khuôn khổ AFAS, luận án chỉ tập trung làm rõ những lĩnh vực đã được các quốc gia thoả thuận và nhất trí thực hiện tự do di chuyển lao động. Căn cứ vào phạm vi và mức độ cam kết của Việt Nam, 08 gói cam kết được tách thành hai nhóm như sau: Từ gói cam kết thứ nhất đến gói cam kết thứ năm, từ gói cam kết thứ sáu đến gói cam kết thứ tám.

* Từ gói cam kết thứ nhất đến gói cam kết thứ năm: Một số ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam chưa có cam kết về Mode 4 hoặc chỉ bắt đầu đưa ra một số điều kiện cơ bản trong biểu cam kết chung và biểu cam kết cụ thể.

Các cam kết chung: Đối với các hạn chế về tiếp cận thị trường, Việt Nam không đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến Mode 4, về các hạn chế đối xử quốc gia (NT) Việt Nam đặt một số điều kiện đối với lao động nước ngoài về giấy phép lao động, chịu thuế thu nhập đặc biệt và không được sở hữu bất động sản.

Các cam kết cụ thể: Phân ngành dịch vụ điều hành khách sạn quốc tế, dịch vụ đại lý du lịch và điều hành tour được đưa vào biểu cam kết nhưng Việt Nam không có cam kết nào ngoại trừ cam kết chung đối với hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế về đối xử quốc gia Việt Nam không có cam kết.

Bên cạnh đó, các phân ngành dịch vụ kiến trúc sư, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn kỹ thuật cũng được đưa vào biểu cam kết, tuy nhiên, Việt Nam đặt ra những điều kiện chặt chẽ đối với thể nhân khi cung ứng dịch vụ trên lãnh thổ của Việt Nam. Cụ thể, đối với dịch vụ kế toán, về các hạn chế tiếp cận thị trường Việt Nam đã đặt ra 04 điều kiện bao gồm: cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; sở hữu chứng chỉ kế toán viên (CPA) được Bộ Tài chính cấp hoặc chứng chỉ CPA của chính quốc gia họ cấp nếu được Bộ Tài chính công nhận thông qua kỳ kiểm tra hiểu biết về pháp luật Việt Nam; được đăng ký vào danh sách kế toán công đã được chứng nhận do Bộ Tài chính quản lý và làm việc tại công ty kiểm toán đã đăng ký

tại Việt Nam. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật liên quan đến hạn chế tiếp cận thị trường Việt Nam cho phép nhà cũng cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật nước ngoài được đưa vào lãnh thổ của Việt Nam nhân sự kỹ thuật, quản lý mà Việt Nam không thể thay thế cùng các điều kiện khác theo biểu cam kết chung.

* Từ gói cam kết thứ sáu đến gói cam kết thứ tám: Việt Nam đã chú trọng hơn đối với những cam kết về hiện diện thể nhân nhưng các điều kiện đưa ra khá khắt khe, điều này cho thấy sự dè dặt về mức độ mở cửa thị trường lao động của Việt Nam đối với lao động đến từ trong khối.

Các cam kết chung: Việt Nam chưa có cam kết nào về các hạn chế về tiếp cận thị trường, ngoại trừ các biện pháp liên quan đến việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể nhân. Tuy nhiên, không phải mọi thể nhân đều được phép nhập cảnh và lưu trú tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam mà chỉ giới hạn 05 nhóm chủ thể bao gồm: người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS).

Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp gồm giám đốc, người quản lý và chuyên gia. Giám đốc, người quản lý và chuyên gia làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp và đã làm việc tại doanh nghiệp trước đó ít nhất là 01 năm sẽ được cho phép nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam thời gian đầu ít nhất là 03 năm (có thể gia hạn tuỳ tuộc vào hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam). Ít nhất 20% trong tổng số giám đốc, người quản lý và chuyên gia phải là công dân Việt Nam, tuy nhiên có thể chấp nhận tối thiểu 03 giám đốc, người quản lý và chuyên gia là người nước ngoài. Nhân sự khác được xác định bao gồm giám đốc, người quản lý và chuyên gia không thể thay thế bởi người Việt Nam và làm việc ngoài lãnh thổ của Việt Nam cho một doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam nhằm tham gia các hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Theo biểu cam kết, Việt Nam cho phép nhân sự khác được lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động liên quan hoặc trong thời hạn 03 năm, tuỳ thuộc thời hạn nào ngắn hơn.

Người chào bán dịch vụ không có trụ sở tại Việt Nam, không nhận thù lao từ bất kỳ nguồn nào tại Việt Nam và đang tham gia vào các hoạt động liên quan đại diện cho nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích thương lượng để chào bán dịch vụ của nhà cung cấp đó. Đối với nhóm này, Việt Nam cho phép lưu trú trong thời gian 90 ngày.

Người chịu trách nhiệm thiết lập hiện diện thương mại bao gồm giám đốc, người quản lý của một thể nhân chịu trách nhiệm thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam được phép lưu trú không quá 90 ngày.

Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS) là thể nhân của một doanh nghiệp nước ngoài không thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam được nhập cảnh và lưu trú trong thời hạn 90 ngày hoặc theo thời hạn của hợp đồng, tuỳ thuộc thời hạn nào ngắn hơn. Điều kiện đặt ra đối với CSS đó là: i) Doanh nghiệp nước ngoài nhận hợp đồng từ doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thiết lập thủ tục đảm bảo tính trung thực của hợp đồng; ii) Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải sở hữu bằng đại học hoặc chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật công nhận có kiến thức tương đương, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc trong lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan; iii) Số lượng nhân sự không nhiều hơn nhu cầu cần thiết để thực hiện hợp đồng, số lượng nhân sự có thể được quyết định dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam; iv) Nhân sự không làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam trong thời gian ít hơn 02 năm và đáp ứng các điều kiện đối với chuyên gia như đã nêu trong biểu cam kết.

Các cam kết cụ thể: các ngành, phân ngành dịch vụ liên quan đến cam kết về tự do di chuyển lao động được mở rộng hơn về phạm vi, tuy nhiên Việt Nam hầu như không có cam kết nào ngoại trừ cam kết chung hoặc đưa ra các điều kiện chặt chẽ áp dụng đối với người nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Ví dụ, dịch vụ kiến trúc sư từ gói cam kết thứ 6 đến gói cam kết thứ 8 Việt Nam không có cam kết nào ngoại trừ cam kết chung. Trong khi đó, người nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật tại Việt Nam chỉ được phép đưa nhân sự kỹ thuật và nhân sự quản lý mà Việt Nam không có vào lãnh thổ Việt Nam đồng thời phải tuân thủ những điều kiện được đề cập tới trong cam kết chung. Đối với dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch tại gói cam kết thứ tám Việt Nam đã mở cửa thêm một số phân ngành. Thực tiễn trên phù hợp với nội dung được ghi nhận trong các văn kiện liên quan của ASEAN, đặc biệt AEC Blueprint 2015 mà các quốc gia thành viên phải triển khai để thực hiện tự do di chuyển dịch vụ trong ASEAN.212 Tuy nhiên, mức độ mở cửa các phân ngành này đối với phương thức hiện diện thể nhân là chưa cao bởi phương thức hiện diện

212 Tại mục A2.21 của AEC Blueprint 2015 ghi nhận như sau: “Đặt mục tiêu về số lượng tối thiểu các phân ngành dịch vụ mới được đưa vào biểu cam kết cho mỗi vòng đàm phán: 10 phân ngành vào năm 2008, 15 phân ngành vào năm 2010, 20 phân ngành vào năm 2012, 20 phân ngành vào năm 2014 và 07 phân ngành

thể nhân được đưa vào biểu cam kết nhưng Việt Nam lại chưa có cam kết cụ thể nào ngoại trừ các cam kết chung.

Đối với dịch vụ kế toán, so với cam kết trong các gói cam kết thứ 7 và gói cam kết thứ 8, các điều kiện về hạn chế tiếp cận thị trường được quy định chi tiết hơn kết hợp thêm những điều kiện mới được đặt ra. Cụ thể, kế toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kế toán tại Việt Nam với những điều kiện sau: cư trú hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 01 năm, sở hữu chứng chỉ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp hoặc chứng chỉ kiểm toán/kế toán được cấp bởi các cơ sở đào tạo nước ngoài được công nhận tại Việt Nam và trải qua kỳ kiểm tra theo quy định của luật Việt Nam, đã đăng ký trong danh sách kiểm toán được phép hành nghề dưới sự quản lý của Bộ Tài chính hoặc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); có hợp đồng làm việc với công ty kế toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như đã đề cập tại chương 2, ATISA có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 05 tháng 04 năm 2021, sẽ có một khoảng thời gian chuyển tiếp giữa AFAS và ATISA trước khi ATISA hoàn toàn phát sinh hiệu lực với các quốc gia thành viên. Với Việt Nam, AFAS và các Nghị định thư thực hiện gói cam kết trong khuôn khổ AFAS tiếp tục có hiệu lực với Việt Nam trong vòng 09 năm kể từ khi ATISA có hiệu lực với Việt Nam. Do vậy, tới thời điểm hiện nay Việt Nam chưa có cam kết nào về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ ATISA.

Một phần của tài liệu Luận án tự do di chuyển lao động trong ASEAN những vấn đề pháp lý, thực tiễn và một số kiến nghị đối với việt nam (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)