Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi (Trang 28)

Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên tác dụng một số chắnh sách còn hạn chế, nhất là chắnh sách tắn dụng với những trang trại quy mô lớn. Khi muốn đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất vật nuôi cần đầu tư lớn thì Ngân hàng chưa đáp ứng được theo yêu cầu, nhất là các khoản vay vốn trung và dài hạn. Mặt khác, do không có thông tin đầy đủ, nhiều chắnh sách người chăn nuôi chưa được tiếp cận nên tác dụng chắnh sách này còn hạn chế.

Còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng, đó là: Mục tiêu đầu tư phát triển chăn nuôi còn mang tắnh nhỏ lẻ, tự phát trên toàn địa bàn huyện; Một số ắt người dân chỉ nuôi với quy mô hộ gia đình nhằm thu nhập thêm cho cuộc sống và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp; Chưa có chiến lược cụ thể, lâu dài cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện mà tùy thuộc vào người dân; Người dân vẫn chưa hưởng ứng tắch cực ra chăn nuôi xa khu dân cư nên ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đang là vấn đề bất cập; Một số chỉ tiêu đề ra nhưng không đạt kế hoạch.... Đây là những hạn chế nếu không sớm được khắc phục sẽ tác động không nhỏ đến phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững của huyện.

Huyện đã thường xuyên quan tâm, thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai định kỳ. Tuy nhiên hầu hết là quy hoạch giai đoạn cũ, công tác quy hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là ngành chăn nuôi chưa có quy hoạch cụ thể. Việc thực hiện quy hoạch cũng như kiểm tra giám sát chưa được chú trọng do vậy kết quả sản xuất (số lượng đàn) biến động do tác động từ sự thay đổi của các yếu tố

khác (chẳng hạn như yếu tố giá: Khi sản phẩm chăn nuôi rớt giá người chăn nuôi sẽ chuyển sang ngành nghề khác).

Về vấn đề chăm sóc, xử lý khi gia súc, gia cầm bị bệnh nhận được sự quan tâm lớn từ chắnh quyền địa phương. Tại huyện Tân Phú đã xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật và các tủ thuốc tại các cùng có phát triển chăn nuôi bền vững , gia cầm, xây dựng mạng lưới thú y cơ sở tại các xã, thị trấnẦ do vậy khi gia súc, gia cầm bị bệnh các cơ sở chăn nuôi có thể mời cán bộ kỹ thuật hỗ trợ và cũng có thể tự chữa. Trong chăn nuôi heo trên 90% các hộ mời cán bộ kỹ thuật khi phát hiện bệnh, đối với gia cầm hầu hết 70% hộ cần sự can thiệp của bác sỹ thú y. Một số bệnh phổ biến hiện nay trong chăn nuôi heo như tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng,Ầ trong đó người chăn nuôi tiến hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh nghiêm túc với dịch tả và bệnh tai xanh, tỷ lệ tiêm phòng lở mồm long móng thấp (40%). Như vậy, công tác phòng, trừ dịch bệnh trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư hiện nay đã được quan tâm từ việc xây dựng mạng lưới cán bộ hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện các cơ sở chăn nuôi mới chỉ tập trung trong phòng trừ và xử lý dịch bệnh đối với chăn nuôi gà, vịt do được hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật cũng như thuốc, vắc xin, chăn nuôi heo ắt được quan tâm hơn.

Các liên kết trong chăn nuôi đã hình thành và đang ngày càng phát triển, đa dạng về hình thức và nội dung liên kết. Tỷ lệ tham gia liên kết của các hộ chăn nuôi là khá cao, một số nội dung liên kết được diễn ra dưới hình thức liên kết chắnh thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tắnh ràng buộc về trách nhiệm và lợi ắch của các tác nhân tham gia liên kết (kể cả liên kết chắnh thống) còn rất hạn chế/chưa được đề cập, do vậy tắnh bền vững của liên kết rất hạn chế.

Trình độ hiểu biết và trình độ quản lý của người chăn nuôi còn thấp nên kết quả chăn nuôi chưa cao, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi là người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Công tác đào tạo, tăng cường năng lực cho người chăn nuôi còn rất hạn chế.

Phát triển chăn nuôi đã góp phần quan trọng trong việc ổn định, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu những tiêu cực. Tuy nhiên, do công tác tự bảo vệ đàn của hộ chưa thực sự được quan tâm, vẫn còn tình trạng trộm cắp trâu, bò, nhất là với những hộ ở vùng sâu, vùng xa.

Công tác hạn chế ô nhiễm môi trường chất thải chăn nuôi đã được chắnh quyền địa phương và người chăn nuôi quan tâm. Ngoài việc tuyên truyền và vận động người

dân giữ vệ sinh chung, địa phương còn có các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi xây bể biogas và sử dụng phế phẩm sinh học để xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Tuy nhiên do lượng chất thải quá nhiều dẫn đến bể biogas không thể xử lý hết các chất thải. Mặt khác, có không ắt các hộ thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra môi trường không thông qua các biện pháp xử lý, đặc biệt là các hộ ở vùng sâu, vùng xa là những nơi đầu nguồn nước, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động sống của người dân xung quanh và người dân ở vùng thấp hơn. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người chăn nuôi về nội dung xử lý chất thải chăn nuôi còn hạn chế dẫn đến tình trạng người chăn nuôi ắt quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải.

Hiện nay ở một số xã chưa có cán bộ chuyên trách về chăn nuôi do đó vấn đề quản lý ô nhiễm từ sự phát triển chăn nuôi chưa được chú trọng. Chỉ đạo sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học chỉ đạo thực hành chăn nuôi tốt (VietGAPHT) chưa sâu rộng và hiệu quả. Việc phân định trách nhiệm và các chế tài xử phạt trong hoạt động chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường chưa thật rõ ràng và hiệu quả.

PHẦN III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGHỀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG

NAI. 3.1 Hoàn thiện cơ chế, chắnh sách

Khắc phục các tồn tại và các vấn đề còn bất cập đối với cơ chế chắnh sách như đã phân tắch thêm vào đó phổ biến rộng rãi đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với các quy định và hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi - thú y. Chắnh quyền các cấp tăng cường công tác theo dõi, quản lý để chủ động và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình chăn nuôi heo trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả của các giải pháp tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, các biện pháp ứng phó với những điều kiện bất lợi của thời tiết. Có các chắnh sách ưu tiên hỗ trợ về vốn phục vụ chăn nuôi trên địa bàn. Đặc biệt là các biện pháp tháo gỡ các vấn đề đảm bảo vốn vay, tài sản thế chấp cũng như tiến độ giải ngân. Từng xã, hình thành các tổ, đội, nhóm hộ chăn nuôi nhằm nâng cao quy mô và năng suất trong chăn nuôi.

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi trên toàn huyện; Quy hoạch các khu chăn nuôi tách biệt khu dân cư ở từng xã; Triển khai các hoạt động dồn điền, đổi thửa nhằm hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có vùng trồng các loài cây làm thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi; cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành thêm các khu chăn nuôi riêng biệt mang tắnh công nghiệp, độc lập, cách xa khu dân cư, đồng thời phải có chắnh sách hỗ trợ một phần kinh phắ về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung để thu hút các hộ, trang trại chăn nuôi đầu tư vào, chú trọng chuyển đổi diện tắch đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, có chiều sâu và lâu dài.

Cần hình thành các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để tổ chức chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và xử lý môi trường. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chắnh sách khuyến khắch các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển chăn nuôi bền vững.

3.3 Tăng cƣờng công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai.

Để chủ động trong công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai bảo đảm chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt năng suất, hiệu quả cao và phát triển bền vững, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Củng cố hệ thống thú y cơ sở, nhất là cấp xã, có chắnh sách khuyến khắch đối với cán bộ thú y cơ sở, là người trực tiếp giám sát, chỉ đạo phát triển chăn nuôi và giám sát dịch bệnh tại địa phương. Đồng thời khuyến khắch phát triển các hiệp hội và dịch vụ thú y tư nhân để đa dạng hoá các dịch vụ như tiêm phòng, phòng chống dịch, kiểm soát giết mổ.

- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ của các tổ chức và cán bộ thú y các cấp, đặc biệt là năng lực cuả trạm thú y huyện và đội ngũ thú y tại các xã, phường, thôn, bản. Tăng cường hệ thống thông tin hai chiều về dịch tễ từ cơ sở chăn nuôi đến các tổ chức thú y địa phương, trung ương và ngược lại.

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại chăn nuôi, tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi, đồng thời tổ chức kiểm dịch sản phẩm trước lúc xuất chuồng. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, các

chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở nông thôn. Phát hiện nhanh, bao vây, xử lý gọn những đàn nghi và nhiễm bệnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn phòng trừ dịch bệnh đối với người chăn nuôi nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ cho đàn trâu, bò, heo để chống rét, chống dịch bệnh.

3.4 Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. thuật.

- Nâng cao kỹ năng sản xuất, chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ bằng các hình thức khuyến nông, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật được coi là giải pháp then chốt của phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững. Vì vậy, huyện cần bố trắ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cho đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, có chắnh sách riêng cho cán bộ khuyến nông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời cũng phải trắch ngân sách cho các hoạt động khuyến nông, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.

- Mở các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông trước hết là những kiến thức cơ bản và những kỹ năng về khuyến nông và phát triển nông thôn, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, tập trung nâng cao kiến thức về thị trường, kỹ năng cung cấp dịch vụ và tư vấn kỹ thuật.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, có chương trình tuyên truyền, tập huấn thường xuyên nhằm từng bước nâng cao nhận thức và kiến thức cho các hộ chăn nuôi nói chung và hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng. Tổ chức các hội nghị tham quan hội thảo các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, giúp người chăn nuôi tiếp cận với những quy trình chăn nuôi tiên tiến, những mô hình sản xuất tốt. Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo VietGAP

3.5 Giải pháp tăng cƣờng sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hình thành mạng lưới nhóm hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tiếp nhận đầu tư, chuyển giao KHKT trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện; doanh nghiệp liên kết với người chăn nuôi về giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuậtẦ còn người chăn nuôi bán sản phẩm cho doanh nghiệp và khi có biến động giá thì doanh nghiệp cùng chia sẻ với người chăn nuôi, đó là mối liên kết phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện được bền vững. Xây dựng hệ thống chắnh sách liên kết các nhà cụ thể với từng nội dung liên kết về giống, cung ứng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khắch đẩy mạnh hình thức liên kết chắnh thống, hạn chế các hình thức liên kết phi chắnh thống.

- Lồng ghép chắnh sách tăng cường liên kết giữa Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp với các chắnh sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện, với các tổ chức kinh tế cũng như chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững của huyện.

3.6 Xử lý chất thải và vệ sinh môi trƣờng

Hiện nay, để xử lý chất thải trong chăn nuôi, có rất nhiều công nghệ hiện đại. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khắ sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn. Chất thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, kắ sinh trùng hầu như bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Phát triển mô hình VAC, gắn kết chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ắt phân bón hoá học, tiết kiệm năng lượng. Đây là biện pháp rất hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi bởi tắnh dễ làm, ở đâu cũng có thể xây dựng được, hiệu quả kinh tế lại cao. Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải chăn nuôi. Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm .

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong sản xuất đối với người chăn nuôi. Kết hợp với trung tâm khuyến nông tập huấn cho nông dân áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ bằng các công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm.

KẾT LUẬN

Phát triển chăn nuôi là một xu thế phát triển tất yếu vì nó có vai trò to lớn đối với người dân và xã hội, hơn nữa ngành chăn nuôi thực sự là ngành phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Với các nguồn lực vốn có như đất đai, vốn, lao động, người dân có thể tự lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp để tăng thêm thu nhập,

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi (Trang 28)