Hoàn thiện quy hoạch liên quan đến phát triển chăn nuôi

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi (Trang 30)

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi trên toàn huyện; Quy hoạch các khu chăn nuôi tách biệt khu dân cư ở từng xã; Triển khai các hoạt động dồn điền, đổi thửa nhằm hình thành các vùng chuyên canh, trong đó có vùng trồng các loài cây làm thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi; cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành thêm các khu chăn nuôi riêng biệt mang tắnh công nghiệp, độc lập, cách xa khu dân cư, đồng thời phải có chắnh sách hỗ trợ một phần kinh phắ về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung để thu hút các hộ, trang trại chăn nuôi đầu tư vào, chú trọng chuyển đổi diện tắch đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, có chiều sâu và lâu dài.

Cần hình thành các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để tổ chức chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và xử lý môi trường. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chắnh sách khuyến khắch các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển chăn nuôi bền vững.

3.3 Tăng cƣờng công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai.

Để chủ động trong công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai bảo đảm chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt năng suất, hiệu quả cao và phát triển bền vững, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Củng cố hệ thống thú y cơ sở, nhất là cấp xã, có chắnh sách khuyến khắch đối với cán bộ thú y cơ sở, là người trực tiếp giám sát, chỉ đạo phát triển chăn nuôi và giám sát dịch bệnh tại địa phương. Đồng thời khuyến khắch phát triển các hiệp hội và dịch vụ thú y tư nhân để đa dạng hoá các dịch vụ như tiêm phòng, phòng chống dịch, kiểm soát giết mổ.

- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ của các tổ chức và cán bộ thú y các cấp, đặc biệt là năng lực cuả trạm thú y huyện và đội ngũ thú y tại các xã, phường, thôn, bản. Tăng cường hệ thống thông tin hai chiều về dịch tễ từ cơ sở chăn nuôi đến các tổ chức thú y địa phương, trung ương và ngược lại.

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại chăn nuôi, tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi, đồng thời tổ chức kiểm dịch sản phẩm trước lúc xuất chuồng. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, các

chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở nông thôn. Phát hiện nhanh, bao vây, xử lý gọn những đàn nghi và nhiễm bệnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn phòng trừ dịch bệnh đối với người chăn nuôi nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ cho đàn trâu, bò, heo để chống rét, chống dịch bệnh.

3.4 Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. thuật.

- Nâng cao kỹ năng sản xuất, chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ bằng các hình thức khuyến nông, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật được coi là giải pháp then chốt của phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững. Vì vậy, huyện cần bố trắ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cho đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, có chắnh sách riêng cho cán bộ khuyến nông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời cũng phải trắch ngân sách cho các hoạt động khuyến nông, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.

- Mở các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông trước hết là những kiến thức cơ bản và những kỹ năng về khuyến nông và phát triển nông thôn, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, tập trung nâng cao kiến thức về thị trường, kỹ năng cung cấp dịch vụ và tư vấn kỹ thuật.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, có chương trình tuyên truyền, tập huấn thường xuyên nhằm từng bước nâng cao nhận thức và kiến thức cho các hộ chăn nuôi nói chung và hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng. Tổ chức các hội nghị tham quan hội thảo các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, giúp người chăn nuôi tiếp cận với những quy trình chăn nuôi tiên tiến, những mô hình sản xuất tốt. Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo VietGAP

3.5 Giải pháp tăng cƣờng sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hình thành mạng lưới nhóm hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tiếp nhận đầu tư, chuyển giao KHKT trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện; doanh nghiệp liên kết với người chăn nuôi về giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuậtẦ còn người chăn nuôi bán sản phẩm cho doanh nghiệp và khi có biến động giá thì doanh nghiệp cùng chia sẻ với người chăn nuôi, đó là mối liên kết phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện được bền vững. Xây dựng hệ thống chắnh sách liên kết các nhà cụ thể với từng nội dung liên kết về giống, cung ứng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khắch đẩy mạnh hình thức liên kết chắnh thống, hạn chế các hình thức liên kết phi chắnh thống.

- Lồng ghép chắnh sách tăng cường liên kết giữa Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp với các chắnh sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện, với các tổ chức kinh tế cũng như chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững của huyện.

3.6 Xử lý chất thải và vệ sinh môi trƣờng

Hiện nay, để xử lý chất thải trong chăn nuôi, có rất nhiều công nghệ hiện đại. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khắ sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp mang lại tác dụng lớn. Chất thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, kắ sinh trùng hầu như bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch, phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Phát triển mô hình VAC, gắn kết chặt chẽ trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ắt phân bón hoá học, tiết kiệm năng lượng. Đây là biện pháp rất hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi bởi tắnh dễ làm, ở đâu cũng có thể xây dựng được, hiệu quả kinh tế lại cao. Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải chăn nuôi. Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm .

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong sản xuất đối với người chăn nuôi. Kết hợp với trung tâm khuyến nông tập huấn cho nông dân áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ bằng các công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm.

KẾT LUẬN

Phát triển chăn nuôi là một xu thế phát triển tất yếu vì nó có vai trò to lớn đối với người dân và xã hội, hơn nữa ngành chăn nuôi thực sự là ngành phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Với các nguồn lực vốn có như đất đai, vốn, lao động, người dân có thể tự lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp để tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống của người nông dân từ đó đưa ngành chăn nuôi nói chung phát triển thành ngành sản xuất chắnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với nghề chăn nuôi ở Tân Phú vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Cơ chế chắnh sách còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển sản xuất, phòng chống dịch bệnh, thú y, phòng chống thiên tai đối với chăn nuôi gia súc chưa được quan tâm; trình độ cán bộ khuyến nông còn hạn chế, số lượng tham gia tập huấn chưa nhiều; các mối liên kết và nội dung liên kết còn đơn điệu; công tác xử lý chất thải chăn nuôi chưa được quan tâmẦ

Trước những cơ hội và tiềm năng thế mạnh của địa phương, phát triển chăn nuôi cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là hướng đi có nhiều triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả xứng đáng, ngoài những tiềm năng sẵn có tại địa phương như: Nguồn lao động dồi dào, môi trường chắnh sách pháp luật, nguồn thức ăn tự nhiên cũng như kinh nghiệm sản xuất, cần có các giải pháp đồng bộ và tổng thể với sự quan tâm của chắnh quyền các cấp cũng như sự vào cuộc của các thành phần tham gia bao gồm: (1) các giải pháp về cơ chế chắnh sách; (2) các giải pháp về quy hoạch; (3) các giải pháp về nguồn lực; (4) các giải pháp về khoa học và kỹ thuật; (5) các giải pháp về thị trường; (6) các giải pháp về môi trường và (7) các giải pháp trong chuỗi liên kết giữa các bên liên quan.

Sau khi kết thúc tiểu luận tôi nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với sự phát triển nghề chăn nuôi nói riêng, sự phát triển kinh tế của nước nhà nói chung.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù có cố găng nhưng do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên tôi không tránh khỏi những sai sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô để có thể hoàn thiện hơn nữa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Vũ Thu Hương, Bài giảng môn học quản lý nhà nước về kinh tế.

2. Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, Vũ Trọng Cường (2008). Chắnh sách phát triển chăn nuôi ở Việt Nam. Thực trạng, thách thức và chiến lược đến năm 2020, Trung tâm PTNT, Viện Chắnh sách và Chiến lược PTNT.

3. Lê Viết Ly (2009), Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam, Hội Khoa học kỹthuật chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội

4. Chu Tiến Quang, Lê Xuân đình (2007). Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chắ Cộng sản, Số 125

5. Đỗ Kim Tuyên (2008). Phát triển gia súc lớn Việt Nam cơ hội và thách thức, Cục Chăn nuôi, Hà Nội.

6. UBND huyện Tân Phú (2017,2018, 2019). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi (Trang 30)