Giáo viên cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự tuận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 THCS (Trang 27 - 30)

ĐỀ BÀI

Hãy chọn đáp án đúng:

Câu 1. Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm :

A. Biến đổi lí học. B. Biến đổi hóa học. C. Nhai, đảo trộn thức ăn. D. Tiết nước bọt. E. Cả a, b, c, d. G. Cả a và b.

Câu 2. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là ?

A. Protein, tinh bột, lipit. B. Tinh bột chín.

C. Protein, tinh bột, hoa quả. D. Bánh mì, mỡ thực vật.

Câu 3.Thức ăn từ thực quản xuống được dạ dày là do A. Được bôi trơn bằng nước bọt từ khi ở

khoang miệng

B. Cơ thực quản co dãn tạo lực đẩy.

C. Niêm mạc thực quản có nhiều lông nhỏ đẩy thức ăn đi xuống dạ dày.

D. Lưỡi đẩy xuống E. Cả A và B.

Câu 4. Enzim có trong nước bọt là A. Mantaza

B. Amilaza C. Lactaza D. Lipaza

Câu 5. Biến đổi lí học thức ăn là :

A. Thức ăn được biến đổi thành chất khác

B. Thức ăn bị biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu C. Thức ăn không bị biến đổi gì

D. Thức ăn bị biến đổi dưới tác dụng của enzim

Câu 6.Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Nhờ hoạt động phối hợp của(1)…….. ……… hoạt động của (2) ……… làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành(3)……….thấm đẫm nước bọt, và dễ nuốt. Trong đó : Tinh bột chín → Đường mantozơ

Câu 7. Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt?

Câu 8. Trong tiêu hóa ở khoang miệng, biến đổi lí học hay hóa học quan trọng hơn? Vì sao?

Đáp án

Từ câu 1 đến câu 5 mỗi câu đúng được 1 điểm

Câu 1. G Câu 2 : B Câu 3. B

Câu 4 : B Câu 5: B

Câu 6: (1,5 điểm) 1. Răng, lưỡi, các cơ môi, má 2. Tuyến nước bọt

3. Viên thức ăn nhuyễn

Câu 7:( 2 điểm): Do 1 phần tinh bột (cơm) được biến đổi thành đường Mantôzơ dưới tác dụng của enzim Amilaza trong nước bọt

Câu 8:( 1,5 điểm) Biến đổi lí học quan trọng hơn vì:

+ Biến đổi lí học tạo điều kiện cho sự tiêu hóa tiếp tục diễn ra ở dạ dày và ruột non + Còn biến đổi hóa học ở khoang miệng chưa tạo được chất cuối cùng để cơ thể hấp thụ được.

5. Hướng dẫn về nhà

-Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục : ‘‘Em có biết’’

- Chuẩn bị theo nhóm:

+ nước bọt loãng (25%) lọc qua bông lọc + Nước bọt đun sôi

+ Hồ tinh bột (Nước cơm)

* Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Các nội dung tích hợp đã nêu trong sáng kiến có thể áp dụng trực tiếp cho bộ môn sinh học 8 với học sinh đại trà và cả học sinh giỏi, ngoài ra còn có thể áp dụng những hiểu biết, lí luận về tích hợp nói chung cho bộ môn Sinh học nói chung trong nhà trường THCS cũng như các môn học khác, tất nhiên cần sự linh hoạt của giáo viên trong từng trường hợp để việc áp dụng có hiệu quả.

Ngoài giảng dạy bộ môn Sinh học 8, chúng tôi còn trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 9, Sinh học 7, Sinh học 6, Hóa học 8, Hóa học 9, Mĩ thuật 8... nhận thấy những ưu điểm của việc dạy học tích hợp trên khi áp dụng với môn Sinh học 8, chúng tôi cũng đã mạnh dạn ứng dụng các cách tích hợp và cách dạy học tích hợp vào trong quá trình dạy học Sinh học 8 đã đạt được những kết quả khả quan nhất định.

8. Các thông tin cần được bảo mật:

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:9.1. Đối với học sinh: 9.1. Đối với học sinh:

- Có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.

- Chuẩn bị cho nội dung của bài học: đọc bài trước hoặc chuẩn bị theo nội dung của từng bài theo yêu cầu của giáo viên, như sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, tài liệu tham khảo.

- Tự giác, nghiêm túc và chủ động trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Có thể lập thành các nhóm khi cần thiết để trao đổi, nhận xét cho nhau, cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

9.2. Đối với giáo viên bộ môn:

- Trước hết cần nắm được mục tiêu bài học ( về kiến thức, kĩ năng, thái độ). - Xác định rõ phương pháp hay kĩ thuật dạy học sẽ sử dụng trong dạy học.

- Cần có sự chuẩn bị kĩ càng từ khâu soạn giáo án đến dự kiến tiến trình hoạt động.

- Có các trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh, máy tính, máy chiếu...

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khuyến khích học sinh tìm tòi tư liệu từ nguồn Internet một cách có chọn lọc.

- Bám sát quá trình hoạt động của học sinh, thường xuyên kiểm tra đánh giá để nắm được trình độ nhận thức của học sinh , có thể điều chỉnh biện pháp kịp thời. - Không ngừng trau dồi kiến thức, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

9.3. Về phía nhà trường:

- Có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ từ phía nhà trường, đồng nghiệp.

- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất ( Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, máy chiếu..), cũng như về mặt thời gian để giáo viên có đủ điều kiện trong công tác giảng dạy, và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn...

- Có thể tổ chức nhiều hơn các hội thảo, chuyên đề để các giáo viên trao đổi, học hỏi trường ban, huyện bạn,...

- Quan tâm đầu tư đầy đủ và có chất lượng các trang thiết bị hiện đại trong phòng bộ môn phục vụ giảng dạy của giáo viên.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến :

Học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, ngày càng hứng thú với môn học, phát huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, học đi đôi với hành, bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ máy móc. Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó nghe giảng hơn trước đây. Khả năng quan sát sự vật hiện tượng của học sinh tốt hơn. Các em đã chịu khó quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh, dựa vào kiến thức đã học để tự mình lý giải nguyên nhân tạo nên chúng.

Ngoài những kiến thức giáo viên đã ghi trên bảng, các em đã biết chọn lựa ghi những kiến thức mà giáo viên nhấn mạnh trong lúc dạy để bài học đầy đủ hơn, phong phú hơn. Hơn cả là học sinh nắm kiến thức toàn diện và giải

quyết tốt các tình huống xảy ra trong học tập và thực tế cuộc sống. So với cách dạy trước đây thì kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi nhiều hơn, lớp học sôi nổi hơn, các em đã biết đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu vấn đề sâu hơn, rõ hơn.

*Kết quả khảo sát cụ thể thời điểm cuối năm so với đầu năm khi chưa áp dụng như sau: (khối lớp 8):

- Đầu năm, khi chưa áp dụng đề tài:

HS Giỏi Khá Trung bình Yếu

Sĩ số: 73 Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 6 8,2 18 24,7 43 58,9 6 8,2

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 THCS (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)