Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 THCS (Trang 25 - 27)

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt

- GV cho HS quan sát tranh H25.3: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản, đọc TTSGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi

? Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

?Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào?

? Thức ăn đi qua thực quản có bị biến đổi gì về mặt lí, hóa học không?

- HS thảo luận trả lời GV chuẩn đáp án

- GV tích hợp môn vật lí:

- Quan sát hình mô tả thức ăn qua thựcquản xuống dạ dày : quản xuống dạ dày :

? Nhờ đâu thức ăn qua thực quản xuống dạ dày?

- HS nêu được: Nhờ cơ thực quản co dãn tạo 1 lực đẩy thức ăn xuống dạ dày

- HS đọc TTSGK

? Cơ quan nào có chức năng giúp thức ăn không bị lọt lên khoang mũi hay vào khí quản

(Nhờ khẩu cái mềm nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản)

? Tại sao không vừa ăn, vừa cười đùa nói chuyện?

(Làm cho nắp thanh quản mở thức ăn lọt vào đường hô hấp dẫn đến bị sặc)

? Giải thích hiện tượng nghẹn khi ăn uống?

(Do ăn uống vội vàng nên phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị đảo lộn, thức ăn hoặc nước uống được đưa xuống từ niệng nhưng phản xạ co bóp của thực quản chưa phản ứng kịp làm cho thức ăn, nước uống tạm dừng

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản thực quản

- Nhờ hoạt động của lưỡi, thức ăn được đẩy xuống thực quản - Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

-Thời gian đi qua thực quản rất ngắn (2-4s) nên coi như thức ăn không bị biến đổi.

trong chốc lát gây nghẹn)

? Nhớ lại kiến thức về phản xạ giải thích phản xạ nuốt? Khi không ăn hay uống có thể làm động tác nuốt liên tục được không?

- HS nêu được

+ Nuốt là phản xạ không điều kiện, khi thức ăn chạm phải cơ quan thụ cảm nằm ở gốc lưỡi sẽ truyền xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh, từ đây phát đi xung thần kinh theo dây li tâm đi tới làm thanh nhiệt hạ xuống bịt kín khí quản, lưỡi gà chặn đường lên

khoang mũi, lưỡi nâng lên đẩy thức ăn vào thực quản.

+ Khi không ăn uống, không thể làm động tác nuốt liên tiếp được, càng nuốt càng khó khăn, vì nuốt là một phản xạ tự nhiên do thức ăn chạm vào cơ quan thụ cảm nằm dưới gốc lưỡi.

? Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản còn những chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

(Gluxit, Protein, Lipit, Axitnucleic, đường đôi, vitamin, nước, muối khoáng)

? Khi ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này được biến đổi như thế nào?

- HS dựa vào kiến thức đã có để trả lời

+ Ăn cháo trong cháo có tinh bột sẽ biến đổi thành đường mantozo

+ Uống sữa thành phần của sữa là protein và đường đôi nên không xảy ra tiêu hóa ở khoang miệng

- GV sử dụng kĩ thuật lược đồ tư duy

? Qua bài học em hãy thiết kế sơ đồ tư duy theo nội dung bài học với chủ đề bài học: tiêu hóa ở khoang miệng

- HS thiết kế ra một mảnh giấy - GV kiểm tra và chuẩn cho đúng

4. Củng cố -Luyện tập

- Học sinh đọc ghi nhớ cuối bài

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy bộ môn sinh học 8 THCS (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)