Những thuận lợi và khó khăn gặp phải và cách khắc phục

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân lớp 11 nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (Trang 51)

thực nghiệm sư phạm.

5.1. Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất của nhà trường nhìn chung khá đầy đủ và hiện đại nên thuận lợi cho việc dạy và học.

- Khuôn viên nhà trường rộng: có sân chơi, sân tập luyện, vườn hoa... thuận lợi cho HS thực hiện dự án.

- Học sinh nhiệt tình, tự giác trong quá trình học tập.

- Học sinh đa số các em ở khu vực nông thôn nên biết rõ quy trình triển khai trồng và chăm sóc các loại hoa và rau xanh.

5.2. Khó khăn:

- Học sinh được phân tán ở các thôn xã khác nhau, khó khăn cho việc hoạt động nhóm.

- Còn thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ cho việc hành dự án như dụng cụ trồng rau, trồng hoa, dụng cụ làm giá đỗ. Thiếu dụng cụ phục vụ cho việc thu thập thông tin như máy ảnh, máy quay video

- Học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin.

5.3. Cách khắc phục:

- Phân chia hoạt động nhóm cần chú ý đến chỗ ở của HS trong cůng một nhóm - Mỗi nhóm nên có một vài HS có khả năng tính toán, điều tra, nhiệt tình và tự tin.

- Sử dụng quỹ lớp để mua hạt giống cây trồng hoặc kêu gọi phụ huynh giúp đỡ. 6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Ở các lớp đối chứng, chúng tôi dạy phương pháp cũ chủ yếu là thuyết trình và đàm thoại.

- Ở lớp thực nghiệm chúng tôi dạy theo phương pháp dự án, giao nhiệm vụ và ghi chép lại toàn bộ quá trình làm việc theo nhóm của HS. Động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ các em kịp thời khi các em gặp khó khăn.

- Sau mỗi dự án, chúng tôi đều phân tích lại quá trình đã thực hiện, phân tích tính chủ động, tích cực của các em HS cũng như những thuận lợi và khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình làm dự án.

- Dựa trên những dữ liệu thu thập được, chúng tôi thực hiện việc phân tích các kết quả thực nghiệm.

7. Các bước tiến hành thực nghiệm.

- Thiết kế tiến trình dạy học thực nghiêm đối với lớp thực nghiệm.

- Các tiết thực nghiệm có mời các giáo viên cùng chuyên môn đến tham gia cùng, góp ý và hỗ trợ học sinh trong quá trình tiến hành các bài tập thực nghiệm.

8. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

8.1. Xác định tiêu chí đánh giá.

8.1.1. Đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình tôi dựa vào sản phẩm của HS sau khi hoàn thành dự án, mức độ hứng thú, lĩnh hội kiến thức và mức độ tư duy của học sinh thông qua chất lượng các câu trả lời của các em khi giáo viên phát vấn (đánh giá định tính)

Ngoài ra nhóm tác giả còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của học sinh các lớp thực nghiệm về việc sử dụng bài tập thực nghiệm trong quá trình dạy học.

8.1.2. Đánh giá thái độ học tập của học sinh.

Để đánh giá thái độ học tập của học sinh nhóm tác giả dựa vào: - Kết quả thực hiện dự án của HS

- Thái độ làm việc của các em trong cả quá trình

- Khi thực hiện báo cáo sản phẩm sẽ đánh giá không khí lớp học. - Số học sinh tham gia báo cáo, phát biểu ý kiến.

8.2. Kết quả thực nghiệm.

PHIẾU ĐIỀU TRA 1

(Hứng thú của học sinh sau khi tham gia học tập theo phương pháp dự án)

Câu 1: Mức độ hứng thú của em về hoạt động học tập theo dự án ? A. Rất hứng thú.

D. Hứng thú. C. Bình thường. D. Không hứng thú.

Câu 2: Em thích một giờ học diễn ra như thế nào? A. Thầy/ cô chủ yếu là thuyết trình.

B. Thầy/ cô đọc, học trò ghi chép đầy đủ. C. Học tập theo dự án.

D. Tự đọc SGK.

Bảng 1: Kết quả điều tra

Tổng số phiếu điều tra là 41 phiếu.

Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D

Câu 1 20 10 7 3

Câu 2 4 3 30 5

Biểu đồ 1: Thể hiện tỉ lệ học sinh chọn các đáp án

PHIẾU ĐIỀU TRA 2

( Dùng cho 2 lớp thực nghiệm và đối chứng)

Câu 1: Mức độ hứng thú học của em về môn giáo dục công dân? A. Rất hứng thú.

B. Hứng thú. C. Bình thường. D. Không hứng thú.

Bảng 2: Kết quả điều tra

(Lớp thực nghiệm 41, Lớp đối chứng 41) Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Lớp thực nghiệm 17 15 7 2 Lớp đối chứng 5 5 23 8

Biểu đồ 2: Thể hiện mức độ hứng thú của học sinh về môn GDCD giữa lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng.

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy với phương pháp dạy học dự án giúp học sinh hứng thú, yêu thích học môn giáo dục công dân hơn.

8.3. Phân tích kết quả. Đối với lớp thực nghiệm:

Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm nhóm tác giả có những nhận xét sau: Các em rất thích thú với nhiệm vụ được giao, các em được tự mày mò, tìm hiểu, thậm chí còn có những việc làm thiết thực như: dọn vệ sinh lớp học, trang trí lớp học cho sạch đẹp; nói không với rác trong sân trường; trồng hoa, trồng cây xanh. Vì vậy, trong mỗi lớp học luôn luôn sạch, đẹp. Sân trường không những sạch mà còn xanh mát nhờ ý thức bảo vệ môi trường của HS. Từ đó, hoạt động bảo vệ môi trường có sức lan tỏa mạnh mẽ đến hầu hết các HS trong trường.

Hình 7:HS lớp thực nghiệm thuyết trình về quy trình thực hiện dự án trồng rau sạch và giá đỗ

Hình 8: Phân loại rác

Hình 10: Trang trí lớp học

Hình 11: Vệ sinh sân trường

Đối với lớp đối chứng:

Việc dạy theo hướng truyền thụ, thông báo kiến thức, không tạo được không khí học tập, không kích thích được sự hứng thú cho học sinh. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không hào hứng tìm hiểu những nội dung của bài học, ý thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế hiện tượng vứt giấy rác còn bừa bãi, không biết cách phân loại rác, cảnh quan lớp học chưa xanh- sạch- đẹp.

9. Kết luận chương III.

Sau đợt thực nghiệm sư phạm, qua tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ dạy thực nghiệm kết hợp trao đổi với giáo viên và học sinh sau các giờ dạy nhóm tác giả có những nhận xét sau đây:

Việc áp dụng phương pháp dạy học dự án giúp học sinh hứng thú, tích cực học tập hơn, không những thế còn giáo dục các em tình yêu đối với thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. Kiến thức học sinh nắm được vững chắc và đầy đủ hơn. Như vậy, sử dụng phương pháp dạy học dự án không những giúp học sinh hứng thú, hoạt động theo nhóm mà còn rèn luyện được tính tự học, hoạt động nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình của học sinh.

KẾT LUẬN

1. Các kết quả của sáng kiến.

Sau một thời gian nghiên cứu, đối chiếu với mục đích ban đầu đề ra, nhóm

tác giả thấy sáng kiến đã hoàn thành được những nhiệm vụ đặt ra:

Trình bày được cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án. Trên cơ sở vận dụng lí luận về phương pháp dạy học dự án, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã thiết kế được một số giáo án minh họa.

Việc xây dựng các dự án chủ đề bảo vệ môi trường trong học tập môn GDCD chương trình lớp 11 trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ môi trường. Các kiến thức, kĩ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu bài sâu hơn mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Tổ chức thực nghiệm có đối chứng, kết quả cho thấy học sinh học theo phương pháp dạy học dự án làm cho bài học sinh động, hấp dẫn. Từ đó các em học sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong học tập và hoạt động nhóm, phát huy được nhiều năng lực bản thân so với phương pháp dạy học thông thường.

2. Một số đề xuất, khuyến nghị.

Để giáo viên tổ chức hoạt động sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn, chúng tôi đề nghị.

Đối với nhà trường: Cần quan tâm, khuyến khích giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp dự án, trang bị thêm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc thực hành dự án.

Đối với giáo viên: Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.

Trên đây là sáng kiến của chúng tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.

Đức Hợp, ngày 2 tháng 3 năm 2019

Các tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền

Hoàng Sinh Căn

Nguyễn Thị Hiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) tài liệu " Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT”, NXBGD Việt Nam.

2. Đinh Văn Đức ( Tổng chủ biên – 2010 ), "Dạy học theo chuẩn kiến thức, năng môn Giáo dục công dân lớp 11”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Tuấn: Tài liệu về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.

NXB Trường Đại Học Sư Phạm Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hữu Tòng, Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề, tổ chức định hướng tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

5. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Chín phương pháp giảng dạy học mới năm 2016 (vnexpress.net).

7. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

8. (https://tusach.thuvienkhoahoc.com)

9. Sách giáo khoa giáo dục công dân 11. NXB Giáo dục, năm 2007.

10. Sách giáo viên giáo dục công dân 11. NXB Giáo dục, năm 2007.

11. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn GDCD 11. NXB Giáo dục, năm 2007.

12. Bài tập GDCD 11. NXB Giáo dục, năm 2008.

13. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013. Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT GV………. Giáo viên HS………. Học sinh NL………. Năng lực TN...Thực nghiệm ĐC...Đối chứng SGK……….. Sách giáo khoa SGV……….. Sách giáo viên GDCD……… Giáo dục công dân THPT………..Trung học phổ thông GD& ĐT……… Giáo dục và Đào tạo SDNN………..Sử dụng ngôn ngữ

GDBVMT………Giáo dục bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….……..………….. 2

1. Lí do chọn đề tài………..…… 2

2. Mục đích nghiên cứu đề tài………..…... 3

3. Đối tượng nghiên cứu đề tài………....…………...3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……….……….…...3

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài……….…....3

6. Giả thuyết khoa học của đề tài……….……...3

7. Cấu trúc luận sáng kiến……….……....4

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÍ LUẬN………...5

1. Dạy học theo dự án………....5

1.1. Khái niệm dạy học theo dự án...5

1.2. Phân loại dạy học theo dự án. ………...………...5

1.3. Đặc điểm dạy học theo dự án ………..….………...6

1.4. Nguyên tắc dạy học theo dự án ………...7

1.5. Các bước tiến hành………...……...8

1.6. Một số lưu ý khi tố chức dạy học dự án...10

2. Ý thức bảo vệ môi trường………...11

3. Tác dụng của phương pháp dạy học dự án………....…..….…...13

3.1. Dạy học dự án góp phần đổi mới PPDH ……….…………13

3.2. Dạy học dự án làm cho học tập BVMT có ý nghĩa hơn ………...…...14

3.3. Dạy học dự án tạo môi trường thuận lợi giúp người học rèn luyện, phát triển………..……….…….14

3.4. Dạy học dự án phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học…….…...…15

3.5. Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp………...16

4. Kết luận chương I………..……..16

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN GDCD LỚP 11 ………..…..17

1.1. Một số dự án……….…..………..18

1.2. Một số tiết dạy……….…..………...19

2. Phụ lục một số dự án ………..….……...32

2.1. Dự án trồng rau sạch ở vườn trường………...………..…...32

2.2. Dự án ngâm giá đỗ………...35

2.3. Dự án phân loại rác………...38

2.4. Dự án vườn hoa ………... 41

2.5. Dự án trang trí lớp học……….44

2.6. Dự án vệ sinh trường lớp………...47

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………...………...50

1. Mục đích thực nghiệm sư phạm………..………... 50

2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm………..…….……...50

3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm………..………...50

4 . Thời gian thực nghiệm……….………...50

5. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải và cách khắc phục khi làm thực nghiệm sư phạm………..………...51

5.1. Thuận lợi……….…….……….51

5.2. Khó khăn……….………51

5.3. Cách khắc phục……….………...51

6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……….………...51

7. Các bước tiến hành thực nghiệm……….…………...52

8. Đánh giá kết quả thực nghiệm……….………...52

8.1. Xác định tiêu chí đánh giá……….…………...52

8.2. Đánh giá thái độ……….…..………...53

8.3. Phân tich kết quả………...55

9. Kết luận chương III……….58

KẾT LUẬN……….59

TÀI LIỆU THAM KHẢO………...61

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT………...62

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG: THPT ĐỨC HỢP ………. …...……….. ……… ……… ………. Tổng điểm…………Xếp loại……… TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG HÀ QUANG VINH

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân lớp 11 nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)