Những thông tin cần được bảo mật: Không

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương mắt các dụng cụ quang (vật lý 11 – cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức (Trang 37)

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy vi tính, máy chiếu, các phần mền hỗ trợ dạy học như: Phần mềm mô phỏng thí nghiệm Crocodile Physics 605, Word, PowerPoint....

- Trong điều kiện không có các cơ sở vật chất trên, giáo viên có thể thay thế bằng Poster do giáo viên tự thiết kế, in phun. Tuy nhiên, tính trực quan, sinh động có thể bị giảm, tốn kinh phí...

- Cần có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phong phú, ....

- Giáo viên phải có kiến thức cơ bản về sử dụng máy vi tính và nghiên cứu cách sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm Crocodile Physics 605.

10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,cá nhân đã tham gia thử nghiệm cá nhân đã tham gia thử nghiệm

Sau khi quan sát quá trình học tập, trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm, ý kiến của các em đều cho rằng:

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh phải làm việc nhiều hơn nhưng các em rất hứng thú. Các em được chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, giảm bớt việc lĩnh hội tri thức một cách thụ động, nhàm chán.

- Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ và các phẩm chất cốt lõi của người học trong thời đại mới.

- Giúp học sinh nắm được các kiến thức liên môn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin....

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

Về phía tác giả, tác giả tự nhận thấy:

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh giúp giáo viên có thể truyền tại được lượng kiến thức phong phú, giúp học sinh hình thành mối quan hệ giữa các kiến thức khoa học với nhau và gắn với kiến thức thực tiễn. Do đó, các tiết học trở nên sinh động, nội dung kiến thức truyền tải phong phú.

- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Tạo hứng thú cho học sinh, học sinh thực sự bị lôi cuốn vào quá trình học tập, tiếp nhận tri thức một cách chủ động.

- Kết quả cuối cùng là khả năng tiếp thu tri thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sángkiến lần đầu. kiến lần đầu.

TT Tên tổ chức/cá

nhân Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Nguyễn Văn Việt

Phó Giám đốc – Phụ trách chuyên môn, Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Hoạt động dạy, học môn Vật lý lớp 11

2 Nguyễn Bá Thắng GV Vật lý Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Hoạt động dạy, học môn Vật lý lớp 11

Yên Lạc, ngày...tháng...năm 2020.

Thủ trưởng đơn vị

Yên Lạc, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11-

sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3].PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học vật lí ở trường

phổ thông, Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội.

[4]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật

lí ở trường phổ thông. Giáo trình điện tử, Đại học sư phạm Hà Nội.

[5].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2000), “Máy vi tính hỗ trợ trong việc xây dựng các mô hình trong dạy học vật lí”, Nghiên cứu Giáo dục, (số 4,9,11).

[6].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2002), “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lí phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học”,

Tạp chí Giáo dục, (số 4), tr.31-33.

[7].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2004), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, Bài giảng cao học - Đại học Sư phạm Hà Nội.

[8].PGS. TS Phạm Xuân Quế (2004), “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (số 83).

[9].PGS. TS Phạm Xuân Quế, TS Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng

cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí, Giáo trình điện tử, Đại học sư

phạm Hà Nội.

[10]. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận dạy học hiện đại, giáo

trình đào tạo cao học, Hà Nội.

[11]. Các địa chỉ web tham khảo:

http://www.crocodile-clips.com/phys.htm

http://pvt.110mb.com/CP605Keygen.zip

http://luyenkim.net/download/soft/CP_605.exe http://schoolnet.vn/index.php

[12]. Các phần mềm tham khảo:

Quang hình học - Mô phỏng và thiết kế

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phần mềm mô phỏng khi dạy một số bài chương mắt các dụng cụ quang (vật lý 11 – cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức (Trang 37)