5 Kết quả thu được qua khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phiếu học tập hiệu quả trong dạy học công nghệ lớp 10 (Trang 36 - 40)

Lớp Số

HS

Kết quả điểm Trung bình môn của năm học 2013 - 2014

HS yếu, yếu, kém Tỉ lệ (%) HS trung bình Tỉ lệ (%) HS khá Tỉ lệ (%) HS giỏi Tỉ lệ (%) Lớp đối chứng 10A1 40 0 0 4 10 10 25 26 65 10B1 42 0 0 8 19 16 38 18 43 Lớp thực nghiệm 10A2 42 0 0 0 0 8 19 34 81 10B2 45 0 0 0 0 15 33 30 67

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở các lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn các lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình của các lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm

Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 37

tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động trong học tập, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.

Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên.

Qua quá trình phân tích kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:

- Ở lớp đối chứng:

+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc vở ghi của giáo viên.

+ Nhiều khái niệm các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác, thiếu chặt chẽ.

+ Việc vận dụng kiến thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.

+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa nhiệt tình.

Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lô gic, chặt chẽ.

- Ở lớp thực nghiệm:

+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ + Lập luận rõ ràng, chặt chẽ

+ Độc lập nhận thức, có khả năng trình bày vấn đề một cách chủ động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của giáo viên.

+ Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào kiến thức thực tế.

+ Các em tham gia vào bài học với tinh thần say mê, hào hứng, không khí giờ học thoải mái.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt.

III. Giải pháp

Hiệu quả bài dạy phụ thuộc rất nhiều vào phần chuẩn bị bài mới (soạn bài) của giáo viên trước khi lên lớp. Nếu giáo viên chuẩn bị chu đáo bài soạn và có thêm các thông tin, các hình ảnh sinh động của thực tế đưa vào thì lên lớp ngay vào đầu tiết học đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của học sinh.Từ đó,việc giải quyết vấn đề trong một tiết dạy sẽ thuận lợi hơn, trôi chảy hơn và sẽ giúp giáo viên giải quyết tốt ý đồ cho tiết dạy của mình.Vì vậy, để đưa được những nội dung thực tiễn vào bài dạy cần thực hiện theo các bước sau:

- Giáo viên cần đọc trước bài học để xác định được nội dung trọng tâm của bài và những vấn đề có thể thiết kế và sử dụng được PHT.

- Gợi ý cho học sinh những vấn đề của thực tiễn đặt ra có liên quan đến nội dung bài học.

- Cho học sinh tìm hiểu trước thực tế địa phương đối với các vấn đề có liên quan.

- Cần chú ý khai thác trước các bảng số liệu, bảng thống kê, hình ảnh... bởi đây là một chuỗi hệ thống kiến thức rất quan trọng của bài học.

Để học tốt môn công nghệ: * Đối với học sinh:

Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 39

- Thường xuyên liên hệ thực tế đối với bài học. - Có tinh thần ham học hỏi.

- Tích cực làm việc nhóm với bạn bè.

- Tất cả những môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật đòi hỏi học sinh phải có óc sáng tạo, khả năng tư duy. Trên cơ sở cái cũ các em sẽ cải tiến nó để tạo ra cái mới hiện đại hơn.

* Đối với giáo viên:

Trong quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì vai trò chỉ dẫn của người thầy có quyết định đến kết quả nhận thức của học sinh. Để họcsinh đạt kết quả cao thì chỉ có sự cố gắng của học sinh thì chưa đủ. Đóng góp vào sự thành công đó là vai trò của người thầy.

Trước hết để làm bất cứ công việc gì đạt hiệu quả cao thì ta phải có niềm đam mê, hứng thú với công việc đó. Đó là cái tất yếu dẫn đến sự thành bại về lĩnh vực mà các em đã chọn. Trong nhà trường cũng vậy, những môn nào các em thích thì các em sẽ học giỏi môn đó. Và để tạo được sự hứng thú, thích học môn đó thì vai trò dẫn dắt của người thầy cũng không kém phần quan trọng. Người thầy phải kích thích, làm sống dậy trong các em niềm say mê, hứng thú đó.

Không khí của lớp học cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức bài học của học sinh. Không khí thoải mái, không bị gò ép thì kiến thức cũng được lĩnh hội một cách tự nhiên, không bị gò ép. Lúc đó học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Hơn nữa đây là một môn học mang tính thực tiễn thì không gì phải bắt học sinh nắm cứng nhắc kiến thức như trong sách giáo khoa. Điều này có ý nghĩa quyết định đến những vấn đề thực tiễn mà các em quan tâm và đang đối đầu với nó. Ở đó ngoài việc nắm kiến thức, các em phải biết linh động sử dụng kiến thức cho đúng. Cho nên tạo được không khí học tập thoải mái cho học sinh là công việc không thể thiếu của người thầy khi bắt đầu một tiết học, hơn nữa đó là tiết Công nghệ.

Một bước quan trọng để các em tiếp thu bài học tốt đó là phải yêu cầu các em, tập dần cho các em khả năng tự liên hệ nội dung bài học với thực tiễn ở địa phương mình. Câu hỏi đặt ra thường là những câu hỏi mang tính vận dụng thực tế.Và dĩ nhiên ở đây việc kiểm tra đánh giá của giáo viên là một khâu không thể thiếu.

Đây là cách để học sinh có thể tự đúc rút kiến thức và ghi chép một cách chọn lọc nhất. Ghi nhận nội dung bài học: Không nên đi theo lối cũ là giáo viên đọc, học sinh chép, không bắt buộc HS phải ghi lại những nội dung đã được trình bày rõ trong SGK mà chỉ hướng dẫn tổng kết từng phần thông qua hoạt động, ghi lại những nội dung giáo viên giải thích. Vì thế các em phải quan sát lắng nghe, suy nghĩ ghi nhận ngay từng phần của bài học. Nhận xét tinh thần học tập của bản thân và các bạn. Học sinh có thể tuyên dương hoặc phê bình tinh thần làm việc của các thành viên khác. Đây là cách để các em tự đánh giá và nhìn lại mình.

Liên hệ thực tiễn: càng nhiều càng tốt, đặc thù của môn Công nghệ 10 là kiến thức hầu hết các bài rất dễ liên hệ với thực tế, thuận lợi hơn nữa là kiến thức này diễn ra hàng ngày, các em rất dễ tiếp xúc, liên hệ vào từng bài học nên HS rất dễ tiếp thu bài.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phiếu học tập hiệu quả trong dạy học công nghệ lớp 10 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)