Kết quả điều trị một số bện hở lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 51)

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp em cùng các bạn sinh viên thực tập trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt.

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác bệnh, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng, để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

4.5.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

4.5.1.1. Tình hình lợn thịt mắc bệnh và chết do bệnh viêm đường hô hấp theo tháng tuổi nuôi tại trại

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp và tỷ lệ chết của lợn nuôi tại trại theo tháng tuổi

Đợt nuôi Tháng tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết/ số lợn mắc bệnh (%) 1 >3 - 4 594 46 7,74 4 8,70 >4 - 5 589 38 6,45 2 5,26 >5 - 6 584 17 2,91 1 5,88 >6 581 19 3,27 4 21,05 2 Scs - 1 600 5 0,83 - -

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm đường hô hấp và tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh theo tháng tuổi, em đã tiến hành theo dõi toàn đàn lợn qua các tháng tuổi lợn nuôi tại trại.

Qua bảng 4.5 chúng ta thấy lợn ở tất cả các tháng đều nhiễm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh viêm phổi của lợn thịt ở các tháng tuổi có sự khác nhau rõ rệt:

Thấp nhất là ở lứa tuổi từ sau cai sữa - 1 tháng tuổi: 0,83% Cao nhất là ở lứa tuổi từ trên 6 tháng tuổi: 21,05%

Qua kết quả tiến hành theo dõi cho thấy: Ở những tháng lứa tuổi đầu lợn con có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp là do giai đoạn đầu trước khi nhập chuồng, lợn đã được kiểm tra nghiêm ngặt. Đến khi nhập chuồng, lợn không đảm bảo chất lượng sẽ được lọc tách riêng để chăm sóc nếu kém quá thì sẽ bị loại bỏ. Đồng thời công tác chuẩn bị chuồng trại chu đáo, công tác vệ sinh khử trùng chuồng trại đã được thực hiện một cách tốt nhất làm giảm các tác nhân gây bệnh ở mức tối đa nhất có thể. Ngoài ra lợn giai đoạn đầu nhỏ nên mật độ giữa các con lợn trong ô chuồng nuôi chưa cao, lợn ở lứa tuổi này chưa đằm máng nước nhiều và thời gian lợn tiếp xúc với môi trường còn ngắn, nên ít bị cảm nhiễm bệnh hơn. Còn đối với lợn đã lớn thì thời gian tiếp xúc với môi trường dài hơn, mật độ lợn trong ô chuồng lớn có khi còn hơi chật hẹp, cùng với đó là nhu cầu đằm nước nhiều dẫn đến lợn bị cảm lạnh, lợn rụng nhiều lông hít phải nhiều và chuồng hay bị ướt. Cùng với đó là sự thay đổi về hàm lượng thành phần của thức ăn, do đó mà lợn sẽ có nguy cơ cảm nhiễm với bệnh viêm đường hô hấp cao hơn.

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh viêm phổi là không cao. Như vậy, thiệt hại về kinh tế do bệnh viêm đường hô hấp gây ra không phải ở số lợn chết, mà bệnh này gây thiệt hại ở chỗ tỷ lệ mắc bệnh cao, lợn mắc bệnh vẫn ăn uống bình thường nhưng sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn/kg thể

trọng tăng cao dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp. Do vậy, để hạn chế về thiệt hại kinh tế do bệnh viêm đường hô hấp gây ra thì điều quan trọng là phải hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh và biện pháp tốt nhất là phải có phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó nên sử dụng những loại kháng sinh mẫn cảm nhất với các vi khuẩn đường hô hấp và phải có một quy trình vệ sinh phòng bệnh đảm bảo tối thiểu sự lây lan mầm bệnh và cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Qua theo dõi những lợn mắc bệnh viêm phổi, em đã ghi chép lại và thấy lợn bị bệnh viêm phổi tại trại có biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp.

- Các triệu chứng của lợn tại trại mắc bệnh viêm đường hô hấp: + Sốt, kém ăn

+ Ho, khó thở + Lông xù

+ Chảy nước mũi + Tần số hô hấp tăng

Tất cả lợn mắc bệnh viêm đường hô hấp đều có biểu hiện ho, đặc biệt là đêm và sáng sớm hay khi vận động mạnh, chiếm tỷ lệ 100% ở lợn mắc bệnh tại trang trại.

4.5.1.2. Kết quả điều trị

Bảng 4.6. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cho đàn lợn thịt được nuôi tại trang trại

Tháng theo dõi Số con mắc bệnh (con) Phác đồ điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

08/2020 42 + Genta tylo, tiêm bắp, liều lượng 10 mg/kg P + VMD Doxyveto 50% trộn với thức ăn theo tỷ lệ 500 – 600 g/1 tấn thức ăn 42 37 88,10 09/2020 42 42 38 90,47 10/2020 17 17 16 94,12 11/2020 19 - - - 12/2020 5 5 5 100 Tính chung 125 106 96 90,57

Để xác định hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Em đã chẩn đoán, theo dõi và áp dụng phác đồ điều trị cho 106 lợn bị bệnh đường hô hấp.

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường viêm đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện rõ ràng trong bảng 4.6.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và quản lý tại trại, em đã phát hiện được 125 lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và điều trị cho 106 lợn mắc bệnh. Sử dụng thuốc Genta - tylo liều 10 mg/1 kg P/ngày, tiêm bắp, tiêm 3 -5 ngày liên tiếp. Thuốc VMD Doxyveto 50% trộn với thức ăn theo tỷ lệ 500 – 600 g/1 tấn thức ăn. Một số trường hợp lợn bị sốt cao thì sử dụng thêm thuốc analgin tiêm bắp, liều lượng: 10 mg/1 kg P/ngày, tiêm 4 - 5 ngày liên tiếp. Kết quả điều trị có 96 trên 106 lợn khỏi bệnh chiếm 90,57%.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ 88,10% - 100% trung bình đạt 93,17%.

4.5.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra trên đàn lợn thịt và hiệu quả điều trị bệnh

Để xác định tình hình mắc hội chứng tiêu chảy và hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Em đã chẩn đoán, theo dõi và áp dụng phác đồ điều trị cho 65 con bị mắc hội chứng tiêu chảy.

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn thịt và hiệu quả điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại được em thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra trên đàn lợn thịt và hiệu quả điều trị bệnh

Đợt nuôi Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Phác đồ điều trị Liệu trình điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 594 26 4,38 +Phác đồ 1: CP Nova Amoxicol liều lượng 10 mg/kg P/ngày, tiêm bắp. + Phác đồ 2: MD - Nor 100 liều lượng 10 mg/ kg P/ ngày, tiêm bắp + Tiêm 4 - 5 ngày liên tục 26 24 92,31 2 600 39 6,50 39 38 97,44 Tính chung 65 5,44 65 62 95,38

Trong suốt quá trình thực tập em đã trực tiếp tiến hành theo dõi, phát hiện và điều trị cho 65 con lợn có biểu hiện bị bệnh tiêu chảy và áp dụng với 2 phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc CP Nova Amoxicol, tiêm bắp, tiêm 3 – 5 ngày liên tục, liều lượng 10 mg/kg P, MD - Nor 100, liều lượng 10 mg/kg P, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày, dùng trong 3 – 5 ngày.Cùng với thuốc bổ trợ chống mất nước cho lợn như: MD electrolytes (pha 2 – 5 g/1 lít nước), dùng trong 3 - 5 ngày.

Qua bảng trên ta có thể thấy được, việc áp dụng hai phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại làm tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị là 95,38%.

Từ kết quả trên, bản thân em có thể rút ra những nhận xét như sau: Mặc dù với số mẫu phát hiện còn ít nhưng qua đó đã phản ánh được sự ảnh hưởng rất lớn của hội chứng tiêu chảy đã xảy ra đối với cơ thể của lợn con thông qua các triệu chứng lâm sàng chung mà em đã trực tiếp quan sát, theo dõi trực tiếp và phát hiện được trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trang trại chăn nuôi lợn Nguyễn Văn Tưởng.

Khi lợn bị bệnh tiêu chảy xảy ra ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng được thể hiện rất rõ rệt: lợn bị gầy yếu, còi cọc, lông xù xì, niêm mạc nhợt nhạt, lợn ủ rũ, đi xiêu vẹo và xuất hiện phân dính bết nhiều ở quanh hậu môn, mùi thối khắm. Khi lợn bị bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ hoặc mới chớm xuất hiện bệnh thì thấy lợn có triệu chứng: giảm ăn hoặc bỏ ăn, lợn gầy yếu, lông xù, ỉa chảy nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chết.

4.5.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đuôi, viêm rốn, viêm khớp ở đàn lợn thịt nuôi tại trại và hiệu quả điều trị

Nguyên nhân lợn bị viêm đuôi và viêm rốn là do con lợn bị các con lợn khác trong ô chuồng cắn đuôi chúng dẫn đến viêm đuôi, mút cuống rốn gây sứt sát tổn thương vùng rốn dẫn đến viêm rốn hoặc do khi bé khi cắt rốn không đảm bảo kỹ thuật vệ sinh, dẫn đến khi được nhập nuôi lợn bị hernia rốn. Lợn bị stress do môi trường nuôi nhốt và thức ăn bị thiếu chất dẫn đến hành động cắn đuôi nhau và dẫn đến viêm đuôi.

Kết quả chung đã thực hiện đối với quá trình điều trị bệnh viêm đuôi, viêm rốn, viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại được em trực tiếp tiến hành theo dõi, ghi chép tỉ mỉ trong từng buổi thực tập và được thể hiện hoàn chỉnh trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đuôi, viêm rốn, viêm khớp ở đàn lợn thịt nuôi tại trại và hiệu quả điều trị

Tên bệnh Phác đồ điều trị Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh Số con điều trị Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)

(con) (%) (con)

Viêm đuôi

+ Penstrep 20.000 IU/kg P/ngày, tiêm bắp (tiêm 4 - 5 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ). Bôi xanh methylen ngày 1 lần 600 5 0,83 5 5 100,00 Viêm rốn 594 12 2,11 12 10 91,67 Viêm khớp + Amoxicillin 10 mg/kg P/ngày, tiêm bắp (tiêm 4 - 5 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ). Bôi xanh methylen ngày 1 lần

594 21 3,69 21 21 100

Trong quá trình theo dõi phát hiện được 05 con lợn bị bệnh viêm đuôi, 12 con lợn bị viêm rốn, sử dụng phác đồ điều trị dùng Penstrep 20.000 IU/kg P, tiêm bắp, tiêm 3 -5 ngày liên tiếp và bôi xanh methylene để điều trị cho lợn, nhận thấy những lợn mới chớm bị chữa trị có tỷ lệ khỏi cao. Những lợn phát hiện muộn hơn thì chữa trị lâu khỏi và khi khỏi thì sức khỏe và khả năng sinh trưởng không còn được như trước.

Qua bảng trên cho thấy, hiệu quả điều trị khỏi bệnh viêm đuôi là khá cao với tỷ lệ khỏi đạt 80,00%. Hiệu quả trị bệnh viêm rốn là 91,67%.Cùng với đó em đã theo dõi phát hiện và điều trị 21con lợn bị viêm khớp. Sử dụng phác đồ điều trị dùng Amoxicillin 10 mg/kg P, tiêm bắp, điều trị 3 -5 ngày liên tiếp và bôi xanh methylene, với hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

4.6. Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập

4.6.1. Nhập lợn 4.6.1.1. Công tác chuẩn bị nhập lợn 4.6.1.1. Công tác chuẩn bị nhập lợn -Chuẩn bị: + Lồng úm + Máng tập ăn (máng iloc) + Đèn úm

+ Giàn mát + Ván úm + Quạt + Bạt úm + Dụng cụ (dụng cụ vệ sinh, dụng cụ thú ý) + Nước

-Kiểm tra và vệ sinh các vật dụng phục vụ cho úm lợn:

+ Rửa sạch và khử trùng đối với các vật dụng (lồng úm, bạt úm, ván úm, máng tập ăn, bóng đèn).

+ Kiểm tra lại hệ thống dây điện và bóng của đèn úm (nếu dây kém chất lượng thì thay và bóng úm không đủ số lượng báo cáo chủ trại để chuẩn bị).

- Công tác nhập lợn:

+ Kiểm tra lại các hệ thống.

Kiểm tra bể chuẩn bị nước uống, bể xả, khử nước (pha điện giải 1 kg/2000 lít nước).

Kiểm tra lại các núm bú và té nước cho ướt máng nước (trước 30 phút khi cho lợn vào).

Bật bóng úm trước khi cho lợn vào chuồng (trước 20 – 30 phút).

Nếu vào mùa hè chuẩn bị quạt làm mát cho lợn, mùa đông thì phải tiến hành che bớt dàn mát.

+ Kiểm tra lại hệ thống cân.

+ Phun khử trùng quanh trại và trong từng ô chuồng.

4.4.1.2. Công tác nhập lợn

- Phun khử trùng xe chở lợn: + Pha thuốc khử trùng tỉ lệ 1/400. + Phun xe, tránh phun trực tiếp lên lợn. - Tiến hành cân lợn và lọc tách lợn.

+ Trường hợp lợn tiêu chảy, viêm rốn, viêm tai, viêm phổi, xưng mắt phải tách riêng.

+ Trường hợp lợn con dưới 4,5 kg, viêm khớp xưng to, viêm rốn thối mủ thì loại (tiêu hủy).

Sau khi công tác chuẩn bị nhập lợn được tiến hành xong, khi có kế hoạch công ty CP sẽ thông báo cho chủ trại để chuẩn bị công nhân đuổi bắt lợn trong quá trình nhập.

Quá trình nhập lợn được thực hiện như sau:

+Dồn lợn trên xe ô tô ra mép sát thùng xe rồi tiến hành bắt lợn dần xuống lồng cân.

+ Thả 10 con bất kì vào lồng trên một lần cân để ghi chép và tính khối lượng khi cân.

+Ghi chép số liệu vào phiếu nhập lợn để kĩ sư trại báo cáo tình hình nhập lợn cho công ty.

+Đuổi lợn con vào chuồng nuôi có chuẩn bị các thiết bị như lồng úm, bóng đèn úm, ván úm,...

4.6.2. Xuất lợn

4.6.2.1. Công tác chuẩn bị xuất lợn

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty CP có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bị người đuổi và bắt lợn.

Khi xe vào trại phải được khử trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn.

Trong thời gian thực tập em cũng được tham gia trực tiếp vào 5 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

-Đuổi lần lượt lợn lên từng xe ô tô.

-Khi bắt phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng yêu cầu. -Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

-Sau khi xuất lợn xong, công nhân phải quét rọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

4.6.2.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại. - Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Phun khử trùng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt gió, máy bơm nước có hoạt động

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn tưởng, huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 51)