Đối với ngân hàng:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 27)

- Đe xây dựng hệ thống giao dịch điện tử đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực, chưa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống sau này - một lượng chi phí mà không phải ngân hàng nào cũng có thể sẵn sàng đầu tư. Đây là một trong những khó khăn vướng mắc hiện nay trong quá trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Vấn đề an toàn, bảo mật thông tin, bảo mật nguồn dữ liệu là vấn đề cực kỳ quan trọng, nó mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động e-banking là vấn đề an ninh, bảo mật, khi hệ thống bị xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán, chi trả. vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương trình phần mềm về mã khóa, chữ ký điện

tử, cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của e-banking.

- Đòi hỏi cơ sở hạ tầng truyền thông, công nghệ thông tin phải đáp ứng được nhu cầu, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả quốc gia chứ không riêng ngân hàng nào.

1.1.6. Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

a. Hành lang pháp lỷ và môi trường thể chế

Khung pháp lý không ngừng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng nới lỏng kiểm soát thương mại dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng và thị trường tài chính, đây là điều kiện để dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Hiện nay đã có khá nhiều văn bản pháp luật quy định như NĐ số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; QĐ số 04/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng; QĐ số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; QĐ số 376/2003/QĐ-NHNN quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; QĐ số 308-QĐ/NHNN ban hành quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng, trong đó Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 là cơ sở pháp lý mới nhất để thực hiện các giao dịch điện tử, nhờ đó ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ giao dịch điện tử trong đó có Internet Bangking, luật này đã được hướng dẫn cụ thể bằng nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về Thương mại Điện tử.

Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử mới cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong

khuôn khổ WT0 và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

b. Hệ thong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hệ thống TTLNH là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến Online hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế theo mô hình tập trung hóa tài khoản. Thông qua việc tập trung số dư tài khoản tiền gửi của các Chi nhánh về Hội sở của NHNN; Thanh toán trực tuyến (online) kết nối các Hội sở chính, các chi nhánh của NHTM với Trung tâm thanh toán Quốc gia, tạo luồng thông tin thông suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn cho mọi khoản thanh toán. Nhờ có hệ thống TTLNH mà dịch vụ ngân hàng điện tử mới có thể phát triển vững mạnh.

Hệ thống TTĐTLNH ở Việt Nam là một tiểu dự án trong dự án "Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán" do WB tài trợ. Ngày 16/01/1996, hiệp định tín dụng “Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán” ký kết giữa Chính phủ Việt nam và WB số 2785 VN, bao gồm 7 Tiểu dự án: 01 của NHNN và 06 của các NHTM, trong đó Tiểu dự án thanh toán điện tử liên Ngân hàng do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất trong toàn Dự án. Việc triển khai Tiểu dự án được bắt đầu vào cuối năm 1999 đến 6/3/2001 hoàn thành thi công kỹ thuật. Từ 3/2001- 02/2002 hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu giả định và từ 03/2002 đến 30/04/2002, hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu thật. Từ ngày 02/05/2002 Hệ thống TTLNH chính thức được đưa vào vận hành. Tiếp nối TTLNH-1, hệ thống TTLNH-2, được NHNNVN chính thức vận hành từ 18/11/2008, sẽ là một nền tảng công nghệ quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

Hiện nay, qua 6 năm vận hành chính thức, hệ thống TTLNH đã hoạt động ổn định và ngày càng phát huy hiệu quả. Hiện nay hệ thống có 472 đơn vị tham

gia thanh toán là các ngân hàng (71 ngân hàng), chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong cả nước, có thể xử lý 40.000 - 44.000 giao dịch/ngày, doanh số trưng bình khoảng 70 nghìn tỷ đồng/ngày. số lệnh thanh toán qua hệ thống ngày càng gia tăng, năm 2006 trưng bình mỗi ngày có khoảng 17.000 đến 20.000 lệnh thanh toán thì đến năm 2008 bình quân mỗi ngày có khoảng 35.000 đến 45.000 lệnh thanh toán với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ trong vòng 10 giây. Tất cả các món thanh toán đều bảo đảm an toàn; số liệu đối chiếu cuối ngày đều khớp đúng.

Theo thống kê của các ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước, từ năm 2002 đến năm 2008, có 18.450.737 lệnh thanh toán và tổng số tiền giao dịch là 17.075.000 tỷ đồng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng. Cả nước hiện đang có hơn 4500 máy ATM, gần 15.000 máy POS và hơn 10.300.000 thẻ ATM đã phát hành. Đây là một yếu tố cần thiết để các ngân hàng liên kết và xây dựng hệ thống thanh toán điện tử theo chuẩn chung.

c. Hệ thong tập trung hóa tài khoản kế toán (core banking)

Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng, là hệ thống kế toán khách hàng tập trung hóa tài khoản dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có "core" hiện đại hoặc dùng "core" lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất

nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.

Như vậy, với hệ thống core banking, các dữ liệu về khách hàng được cập nhật và lưu trữ tập trung, giúp cho việc quản lý, phân loại khách hàng được chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, core banking còn giúp tăng tốc độ xử lý, rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân công, và nhiều chi phí hành chính khác. Ngân hàng có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.

Công nghệ phần mềm lõi (core banking) là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính... chỉ hiển thị bằng thông tin và quản lý tài sản đó thông qua thông tin chứ không thể quản lý tài sản vật lý. Lõi banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.

Tại Việt Nam năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này, tức 84% các ngân hàng Việt Nam đã triển khai xong và đưa vào sử dụng hệ thống Core banking phù hợp với công nghệ hiện đại của thế giới, trong đó có một số ngân hàng đã kết nối toàn quốc, một số mới trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Các ngân hàng cũng đã quan tâm chú ý đến việc phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo mật của ngân hàng mình. Tuy nhiên, quy mô hệ thống vẫn còn nhỏ và chưa đầy đủ các chức năng.

d. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cao

Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay không cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking... Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sự đầu tu rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đe có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong một ngân hàng đồng bộ, các ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đuợc quản lý bằng một hệ thống máy tính với phần mềm tuơng thích, mà chi phí cho phần mềm công nghệ hiện đại không hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc đầu tu cho các loại máy móc như máy ATM, máy POS, hệ thống core banking nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đòi hỏi khách quan.

Như vậy để đầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng vốn lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ là một điều kiện tất yếu để có thể phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Yêu cầu về công nghệ cao cũng đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài nghiệp vụ chuyên môn thành thạo, nhiều kinh nghiệm, còn cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin. Với số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng, liên tục gia tăng tính mới mẻ, các nhân viên ngân hàng phải luôn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và có hiểu biết về các ứng dụng khoa học công nghệ trong ngân hàng.

e. Hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin - truyền thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử ứng dụng hàm lượng công nghệ thông tin cao. Các yếu tố như dung lượng đường truyền internet, tính ổn định của đường truyền, mức độ tin học hóa trong các cơ quan quản lý, trong cộng đồng dân cư... nâng cao sẽ giúp cho các dịch vụ như internet banking, phone banking, mobile banking... đáp ứng tốt hơn.

Theo thống kê của Cục ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, tính đến đầu năm 2007, tổng số máy điện thoại trên toàn quốc là 29,54 triệu máy, đạt mật độ 35 máy/100 dân. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin bình quân đạt 25-30%/năm.

về sự phát triển của mạng Internet nói riêng, tháng 11 năm 1997 Việt Nam tham gia mạng toàn cầu, giữa năm 1999 mới có khoảng 20 nghìn thuê bao, chủ yếu là khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, FPT, nhưng dịch vụ internet đã dần dần mở rộng đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng cá nhân. Đen năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân trong nước truy cập mạng thông tin toàn cầu, nhưng chỉ sau tám năm tức chưa đầy một thập kỷ, con số này đã tăng 100 lần lên 20,2 triệu, chiếm 23,4% dân số, 100% các doanh nghiệp lớn, tổng công ty đã có kết nối Internet. Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet.

Bảng 1.2: số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet qua các năm

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số người sử dụng

Internet 3.098.007 6.345.049 10.710.980 14.683.783 17.718.112 20.834.401 Tỷ lệ số dân sử

dụng Internet 3,8% 7,69% 12,9% 17,67% 21,05% 24,04%

(Theo thống kê Internet Việt Nam)

Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều nguời sử dụng Internet nhất thế giới.

Nhờ vậy, thuơng mại điện tử có tốc độ phát triển khả quan, bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2006 tại Việt Nam đã có khoảng 30 sàn thuơng mại điện tử B2B (business to business), và 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn thuơng mại điện tủ B2C (business to customer). Đây vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu bắt buộc các NHTM phải cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu mới.

Một trong những tác nhân dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử là nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập của nguời dân Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhu khả năng trả nợ nuớc ngoài ngày càng tăng (dự trữ ngoại tệ quốc gia có xu huớng tăng đều), số luợng doanh nghiệp mới được thành lập tăng lên rất nhanh, các dòng vốn FDI luôn ổn định, chỉ số đói nghèo và bất bình đẳng có xu hướng giảm mạnh. Xu hướng này có thể tiếp tục được duy trì trong ít nhất là trung hạn (2006-2010) nhằm đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong hơn 10 năm qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đều trên 7%, trong khi đó lạm phát luôn được duy trì ở mức một con số. Thu nhập tăng cũng đồng nghĩa với việc người dân sẽ có điều kiện và nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng hơn, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại. Điều này buộc các ngân hàng Việt Nam không thể thỏa mãn với những dịch vụ mà mình đang cung cấp mà phải không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình.

1.2. iKỉnh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới

Ngày nay, thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Thương mại điện tử đang phát triển nhanh và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Để

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)