So sánh các tác phẩm cùng đề tài:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy năng lực cảm thụ văn cho học sinh THCS thông qua so sánh văn học 1 (Trang 26 - 28)

7. Mô tả bản chất sáng kiến:

7.3.5.2. So sánh các tác phẩm cùng đề tài:

Ví dụ : Hình tượng người lính qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật.

a.Mở bài:

- Một trong những đề tài chủ yếu của văn học cách mạng 1945-1975 là đề tài người lính

- Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ quyết liệt của dân tộc, biết bao thế hệ đã hát về anh- một đề tài chẳng bao giờ cạn. Hai bài thơ tiêu biểu mà ta phải kể đến đó là “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm tiến Duật.

b. Thân bài:

* Nét chung trong bút pháp thể hiện:

- Sử dụng chất liệu hiện thực của cuộc chiến tranh. Cảm hứng lãng mạn cũng bắt nguồn từ đó, cảm hứng bi tráng, hào hùng cũng bắt nguồn từ đó.

- Cả hai bài thơ đều được viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, chân thật. Nhất là bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật thì giàu chất văn xuôi, có như vậy mới đưa được hết chất liệu sống đang ồ ạt, dạt dào cảm xúc và nhạc điệu làm nên hai thi phẩm xuất sắc, hai hình tượng đặc sắc.

* Nét chung về hình tượng

Hình tượng người chiến sĩ trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cùng có chung một hoàn cảnh, một phẩm chất.

- Đó là điều kiện xuất thân, họ đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Khi đất nước có chiến tranh họ sẵn sàng hi sinh cả tài sản tính mạng

- Đó là tinh thần bất khuất , dũng cảm, kiên cường.

- Đó là tình yêu đồng chí đồng đội, sẻ chia vui buồn, sống chết có nhau. *Nét đặc sắc riêng:

Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Người lính trong buổi đầu kháng chiến chốn Pháp được xây dựng trên bút pháp hiện thực là chủ đạo.

Họ xuất thân từ nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo khác nhau.

Nét đẹp nổi bật của người lính không phải bằng nét vẽ “bụi trường chinh” “áo hào hoa”, “giày vạn dặm”… vv mà là hình ảnh anh vệ túm: đầu không mũ, chân không giày, áo rách, quần vá, mong manh, buốt giá, sốt rét tiều tụy, đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới trong cảnh rừng hoang sương muối.

- Họ chân chất mộc mạc trong cài nhìn đồng đội. Chân chất mộc mạc trong nỗi nhớ

- Nét cô đọng chất lọc thể hiện trong cảm xúc, sử dụng hình ảnh, ngôn từ của Chính Hữu.

- Người lính thời chống Mĩ.Họ là người lính của cuộc sống mới.Họ không hoàn toàn là những người chân đất mà còn cả một thế hệ những người trí thức cũng hăng hái lên đường

- Trẻ trung trong gian khổ, ngang tàng trong khó khăn

- Nét phóng túng, tài hoa, sắc sảo trong sử dụng thủ pháp đối lập giữa cái không có và cái có của Phạm Tiến Duật.

* Lí giải sự khác nhau:

- Hai tác giả viết về người lính ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên sự phong phú cho văn học dân tộc.

c.Kết luận:

- Nêu suy nghĩ của bản thân .

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy năng lực cảm thụ văn cho học sinh THCS thông qua so sánh văn học 1 (Trang 26 - 28)