Tình trạng trên ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11 (Trang 31 - 34)

đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mỹ La Tinh.

II. Một số vấn đề về kinh tế

- Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều.

- Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ.

- Nợ nước ngoài lớn. - Nguyên nhân:

+ Tình hình chính trị không ổn định.

+ Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài

+ Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.

+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ,…

- Trong những năm gần đây nền kinh tế của MLT đang được cải thiện. Biểu hiện rõ rệt là xuất khẩu tăng nhanh, nhiều nước đã khống chế được lạm phát.

- Biện pháp

+ Các quốc gia Mĩ La tinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài,…

-Tuy nhiên, quá trình cải cách kinh tế gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia MLT này.

B. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN

Câu 1. Trình bày khái quát các đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội của khu vực Mĩ La Tinh.

HƯỚNG DẪN

1. Tự nhiên

- Nhiều tài nguyên khoáng sản chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

* Khó khăn:

- Khai thác nhiều đã làm tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Việc khai thác chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư.

2. Dân cư và xã hội

- Hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

+ Cho tới đầu thế kỉ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh còn khá đông, dao động từ 37% đến 62%.

- Do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng đã kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn tới hiện tượng đô thị hóa tự phát. Dân cư đô thị chiếm 75% dân số và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.

- Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế .

Câu 2. Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

HƯỚNG DẪN

- Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nhà, Bồ Đào Nha.

- Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước. - Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thống văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,...

- Do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác nên người dân không có đất trồng trọt,…

Câu 3. Trình bày đặc điểm nền kinh tế của khu vực Mĩ La Tinh? Giải thích nguyên nhân.

HƯỚNG DẪN

- Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều.

- Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ.

- Nguyên nhân:

+ Tình hình chính trị không ổn định.

+ Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài

+ Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.

+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ…

- Trong những năm gần đây nền kinh tế của MLT đang được cải thiện. Biểu hiện rõ rệt là xuất khẩu tăng nhanh, nhiều nước đã khống chế được lạm phát.

-Biện pháp

+ Các quốc gia Mĩ La tinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài.…

-Tuy nhiên, quá trình cải cách kinh tế gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia MLT này.

Câu 4. Giải thích nguyên nhân làm cho nền kinh tế của các nước Mĩ La Tinh phát triển không ổn định?

HƯỚNG DẪN

+ Tình hình chính trị không ổn định.

+ Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài

+ Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.

+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ…

+ Quá trình cải cách kinh tế gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia MLT này.

Câu 5. Tại sao trong những năm gần đây nền kinh tế của các nước Mĩ La Tinh đang được cải thiện?

HƯỚNG DẪN

-Biện pháp

+ Các quốc gia Mĩ La tinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước. + Phát triển giáo dục.

+ Cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế.

+ Thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài,…

Câu 6. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát của khu vực Mĩ La Tinh.

- Đô thị hóa tự phát là quá trình đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa, chủ yếu là dòng người từ nông thôn kéo ra thành phố kiếm việc làm gây ra nhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Cải cách ruộng đất không triệt để, phần lớn đất canh tác thuộc quyền chiếm giữ của các chủ trang trại.

+ Người dân nghèo không có ruộng đất buộc phải kéo ra thành phố tìm việc làm dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát.

+ Phụ thuộc vào bên ngoài dẫn đến khó kiểm soát quá trình đô thị hóa tự phát, do tâm lí của người dân,…

- Hậu quả:

+ Kinh tế: ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng tích lũy của nền kinh tế,… + Xã hội: phân hóa giàu nghèo, vấn đề việc làm, tệ nạn xã hội có cơ hội bùng phát.

+ Tài nguyên, môi trường: không khai thác hết tiềm năng của các vùng miền; gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…

---

TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM VÀ KHU VỰC TRUNG ÁA. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á1. Tây Nam Á

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11 (Trang 31 - 34)