Tổng kết 1.Nghệ thuật

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch trong chương trình ngữ văn thcs (Trang 26 - 29)

2.Ý nghĩa của văn bản. IV. Luyện tập

Hướng dẫn về nhà

3. Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học

Trong đổi mới phương pháp dạy học, cần sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học, tránh dạy chay. Sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn mang lại hiệu quả cao cho các giờ học trong các hoạt động như nêu vấn đề, tìm kiếm thông tin,

mở rộng kiến thức. Kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú học tập của học sinh. Nếu dùng không đúng lúc, đúng chỗ các phương tiện dạy học lại có tác dụng ngược lại.Với môn Ngữ văn, một đoạn băng hình, một vài mẫu thông tin, vài phút nghe băng đĩa, vài tranh ảnh, những sơ đồ bảng biểu, những bài tập được in to phóng lớn. Cũng có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc cách sử dụng của giáo viên.

VD2: - Đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” có thể xem băng hình “ Quan Âm Thị Kính” ở phần giới thiệu bài hoặc ở phần củng cố luyện tập. Nếu có điều kiện quan sát tranh “ Quan Âm Thị Kính ở chùa Tây Phương phóng to”. Hoặc có thể cho học sinh xem toàn bộ vở chèo Quan Âm Thị Kính bằng văn bản.

- Đoạn trích “ Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” của Môlie có thể giới thiệu chân dung của Môlie trong bộ “ Chân dung các tác giả trong trường THCS” hoặc cho học sinh xem một số tác phẩm của ông.

- Đoạn trích “ Bắc Sơn” cuả Nguyễn Huy Tưởng có thể cho học sinh xem chân dung nhà văn và toàn văn kịch bản Bắc Sơn. nghe băng bài hát Bắc Sơn, nhạc và lời của Văn Cao năm 1945.

- Đoạn trích “ Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ cho học sinh xem ảnh chân dung Lưu Quang Vũ và toàn văn kịch bản “ Tôi và chúng ta”.

Khi sử dụng máy chiếu hắt

hoặc giáo án điện tử cần chọn lọc nội dung cho thích hợp. Kết hợp giữa cách ghi bảng truyền thống và các phương tiện hiện đại. Khi chiếu cần có thời gian cho học sinh quan sát, suy nghĩ. Trong thực tế tôi hay chọn những nội dung sau cho máy chiếu:

- Nét chính về tác giả.

- Nét chính về tác phẩm.

- Những chú thích cần lưu ý.

- Thể loại (nếu cần).

- Bố cục (nếu chia).

- Các câu hỏi hoạt động nhóm.

- Những nội dung so sánh, mở rộng.

- Chốt nội dung, nghệ thuật chính.

- Tổng kết nội dung, nghệ thuật cơ bản.

- Sơ đồ hoá bài học.

- Bài tập phần luyện tập.

Sau khi dạy xong, nội dung chính của bài học vẫn để trên bảng viết một cách hệ thống.

Tóm lại: Có thể coi việc sử dụng các đồ dùng, phương tiện giảng dạy là

một trong những biện pháp hiệu quả trong việc dổi mới phương pháp giảng dạy giờ học Ngữ văn. Việc làm đồ dùng dạy học đơn giản để hỗ trợ cho giờ dạy là

một công việc cần thiết. Chính sự suy nghĩ để làm thế nào sử dụng tốt các đồ dùng sẵn có và sáng tạo những đồ dùng đơn giản cũng là thước đo phẩm chất nghề nghiệp của mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch trong chương trình ngữ văn thcs (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)