- Giáo viên giới thiệu thêm về nạn đói 1945:
b. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học với sơ đồ tư duy * Bản chất: Sơ đồ tư duy là một hình thức “ghi chép” bằng cách
5.1.2.5. Hình thành và phát triển kĩ năng tự học để trình bày một vấn đề địa lí
một vấn đề địa lí
Môn Địa lí là một ngành của khoa học xã hội nhân văn. Kiến thức địa lí mà học sinh lĩnh hội không những bằng những con số mà còn được diễn giải bằng ngôn ngữ, cách hành văn và cách trình bày. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải không ngừng rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày miệng, kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển kĩ năng trình bày cho học sinh là thông qua hoạt động nhóm. Để rèn luyện kĩ năng tự học qua hoạt động nhóm, giáo viên cần phân chia, sắp xếp các nhóm hợp lí, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, quyết định thời gian thảo luận, tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc nhóm, nhận xét, bổ sung ý kiến với câu trả lời của các nhóm. Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
- Làm việc toàn lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ
+ Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập nhóm - Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc
+ Thoả thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả.
+ Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả.
Vận dụng vào bài 18: Đô thị hóa
Khi dạy mục 1: Đặc điểm, việc tổ chức học tập theo nhóm được tiến hành như sau:
- Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
+Giáo viên giới thiệu chủ đề: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa. + Xác định nhiệm vụ các nhóm:
Nhóm 1: Chứng minh quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị
hóa thấp.
Nhóm 2: Chứng minh tỉ lệ dân thành thị tăng.
Nhóm 3: Chứng minh phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
+ Thành lập nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm: mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên.
- Làm việc nhóm: Học sinh làm việc theo kĩ thuật “khăn trải bàn”: các
thành viên nhóm trình bày ý kiến cá nhân của mình, sau đó cả nhóm sẽ thảo luận thống nhất ý kiến và tổng hợp ý kiến chung vào giữa. Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày trước lớp.
Kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
+ Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp
+ Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo kĩ thuật “321”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học
sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 2 điều chưa hài lòng, 1 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2,
số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm trình bày là từ 3 - 5 phút.