MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân trong cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đố vớ N ân àn TMCP Côn t ƣơn V ệt N m

thẩm định khách hàng toàn diện trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng nhƣ làm căn cứ để định giá theo rủi ro. Vì thế việc hoàn thiện XHTD nội bộ cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự

Chất lƣợng của XHTD nội bộ phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính NHTM. NHTM cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hƣớng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp (corporate governance) đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích (phân tách chức năng front- middle-back). Mô hình tổ chức phải đặc biệt lƣu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát (vòng 1: đơn vị kinh doanh; vòng 2: bộ phận kiểm soát rủi ro và vòng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác XHTD nội bộ. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hƣớng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2 (Basel II), các cán bộ thực hiện XHTD nội bộ phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lƣợng trong phân tích, quản lý rủi ro.

Thứ hai: Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phƣơng pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên (i) các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thƣớc đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tƣợng này (hiện nay một số NHTM đang triển khai theo cách này) đồng thời (ii) áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có nhƣ vậy việc XHTD nội bộ mới thực sự là công cụ

hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro (risk based pricing) của NHTM.

Thứ ba: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ

Hệ thống XHTD nội bộ theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lƣu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lƣu ý quan trọng là chất lƣợng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải đƣợc cập nhật và lƣu trữ đầy đủ, chuẩn xác. Đây cũng là tiền đề để các NHTM đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Thứ tư: Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD nội bộ trong hoạt động tín dụng

Để đảm bảo hệ thống XHTD nội bộ không ngừng đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đòi hỏi mỗi NHTM không chỉ làm tốt công tác chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm đƣợc phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTD nội bộ, đảm bảo chất lƣợng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm ngƣời, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.

Thứ năm: Hoàn thiện môi trường pháp lý

XHTD nội bộ vẫn là hoạt động khá mới với hệ thống NHTM Việt Nam, các văn bản pháp quy, quyết định cụ thể còn ít. Vì vậy, cần có một hệ

thống pháp lý chặt chẽ để hƣớng dẫn, hỗ trợ cho công tác này. Muốn vậy, cần thực hiện những biện pháp về mặt pháp lý sau:

-Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động NH nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng. Tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý và đảm bảo cho hoạt động TD đƣợc minh bạch, lành mạnh và an toàn hơn.

-Rà soát lại các quy định hiện có liên quan đến công tác XHTD nội bộ, trên cơ sở đó sửa đổi, xây dựng và bổ sung các văn bản pháp luật mang tính bắt buộc về XHTD nội bộ, trong đó có hƣớng dẫn cụ thể về công tác xếp hạng nhƣ: hệ thống chỉ tiêu, khung điểm số... tạo hành lang pháp lý cho hoạt động XHTD nội bộ.

-Cần ban hành thêm các văn bản hƣớng dẫn hỗ trợ đắc lực cho CBTD trong công tác XHTD nội bộ KHCN.

3.3.2. Đố vớ N ân àn N à nƣớ

Hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hƣớng theo thông lệ quốc tế; đƣa ra một lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các Ngân hàng đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng.

Đƣa ra quy định mọi hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ đƣợc áp dụng chính thức khi nhận đƣợc phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng.

Nâng cao vai trò của CIC và phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập: Tạo môi trƣờng thông tin công khai, minh bạch, độc lập và khách quan cho thị trƣờng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện phát triển CIC trở thành trung tâm lƣu trữ dữ liệu tập trung và thống nhất để là cơ sở dữ liệu các ngân hàng khai thác đánh giá kịp thời, hiệu quả trong tƣơng lai.

3.3.3 Đố vớ á ơ qu n , bộ n àn ó l ên qu n

Nhà nƣớc cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nƣớc quản lý, tổ chức này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.

Nhà nƣớc cần xây dựng các chỉ tiêu bình quân ngành để làm cơ sở cho các Ngân hàng so sánh, đánh giá, xếp hạng khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên thực trạng công tác XHTD nội bộ KHCN tại Vietinbank Quảng Nam cùng với những định hƣớng của Chi nhánh về hoạt động kinh doanh nói chung và công tác XHTD nội bộ nói riêng. Luận văn đã đƣa ra một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện công tác XHTD nội bộ KHCN. Đồng thời luận văn cũng nêu lên những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan quản lý cấp trên những biện pháp hằm hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, góp phần tạo điều kiện cho công tác XHTD nội bộ ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, việc tăng trƣởng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng là nhân tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Công tác XHTD nội bộ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, kết quả của công tác này đƣợc sử dụng nhằm đề xuất cấp tín dụng và chính sách khách hàng phù hợp với mức rủi ro của các khoản vay.

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam với vị thế là ngân hàng hàng đầu trong việc đổi mới công nghệ luôn đề cao và chú trọng việc xây dựng một hệ thống XHTD nội bộ hiệu quả, cũng nhƣ việc hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phục vụ việc chấm điểm khách hàng luôn đƣợc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chú trọng nhằm đem lại kết quả sát thực phục vụ cho công tác quản trị rủi ro.

Quá trình làm việc tại Vietinbank đã giúp tác giả hiểu sâu sắc hơn về công tác XHTD nội bộ, đặc biệt là đối với mảng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Quảng Nam nói riêng.

Luận văn đã nêu lên đƣợc những lý luận cơ bản về Công tác XHTD nội bộ khách hàng cá nhân và ý nghĩa của công tác này trong việc quản trị rủi ro cũng hoạch định chính sách khách hàng. Từ đó, phân tích thực trang Công tác XHTD nội bộ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Quảng Nam; đồng thời rút ra mặt tích cực và hạn chế của công tác này nhằm đƣa ra những giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đang đƣợc triển khai tại chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Quảng Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn xét về mặt thời gian (giai đoạn từ năm 2014 đến 2016) luận văn chƣa đánh giá đƣợc tổng quát quá trình đổi mới công tác XHTD nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Công

thƣơng Quảng Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi mô hình cho vay từ khối doanh nghiệp sang khối bán lẻ nhƣ hiện nay; cũng nhƣ giai đoạn đƣợc đánh giá là giai đoạn chuyển mình trong công cuộc đổi mới công nghệ thông tin của Vietinbank trong mọi lĩnh vực, bao gồm công tác XHTD nội bộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo tổng kết kinh doanh (2013, 2014, 2015), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Quảng Nam.

[2] PGS, TS. Nguyễn Văn Hiệu (2014), “Cơ chế điều chỉnh tự động/bán tự động cho mục đích quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại“, Tạp chí Ngân hàng, (số 9 5/2014), 15-17.

[3] Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

[4] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

[5] Quyết định số 2305/2014/QĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 V/v Ban hành quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình. [6] Phan Văn Thiết (2012), Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ tại Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam – BIDV Đà Nẵng - Kontum, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[7] Đinh Thị Thanh Vân (2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân trong cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 84)