Tồn tại số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước ban hành không đúng thẩm quy ề n.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Thẩm quyền ban hành VBQPPL nói chung cũng như thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng là giới hạn quyền lực mà pháp luật cho phép các chủ thể được ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý thuộc phạm vi, lĩnh vực mà mình phụ trách. Việc ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đúng thẩm quyền sẽ đảm bảo cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước được diễn ra một cách hợp pháp, thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các VBQPPL, cũng như không bỏ sót những lĩnh vực cần điều chỉnh.

Việc ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai trái thẩm quyền, vượt quyền (kể cả thẩm quyền về hình thức và nội dung) đang trở nên khá phổ biến trong thời gian gần đây đó là việc nhiều văn bản ban hành trái thẩm quyền về hình thức, chẳng hạn như Công văn số 4916/BTC-TCT ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu tiền sử dụng đất. Đây là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật nhưng lại ban hành dưới tên gọi là Công văn. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan nhà nước đã ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai với tên gọi không đúng quy định của pháp luật như Thông báo, Kết luận...Theo thống kê đến năm 2003, trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ văn bản này chiếm khoảng 30%. [19]

Nghiêm trọng nhất là tình trạng ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai vượt thẩm quyền về nội dung. Pháp luật quy định các chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc theo phân công, phân cấp quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng các chủ thể ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai để giải quyết

những vấn đề không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá quyền hạn diễn ra khá phổ biến đặc biệt là tại chính quyền địa phương.

Ví dụ điển hình là Quyết định số 15/2009/QĐ – UBND, ngày 21/07/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nội dung của Quyết định này quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo Khoản b Mục 1 Phần II Thông tư liên tịch số 30/2007/TTLT/BTC – BTP ngày 10/01/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp thì việc quy định mức thu lệ phí đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh. Điều này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVI, kỳ họp 12 thông qua.

Như vậy, Quyết định số 15/2009/QĐ – UBND, ngày 21/07/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành là không đúng thẩm quyền vì thẩm quyền ban hành VBQPPL giải quyết vấn đề này thuộc về Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định. [15, tr.30 ]

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)