Đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc THCS (Trang 26 - 27)

Kiểm tra đánh giá là một khâu không kém phần quan trọng tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Dạy Ngữ văn đã là khó, việc đánh giá bài làm của học sinh cũng không kém phần khó khăn, vất vả. Với các môn khoa học khác, nhất là các môn khoa học tự nhiên, không chỉ người thầy dạy mà ngay cả học sinh

sau khi làm bài xong cũng có thể đánh giá gần như chính xác kết quả. Còn sự đánh giá cho điểm ở bài tập làm văn lại không đơn giản như vậy.

Từ thực tế trên, tôi thấy không thể xem nhẹ khâu đánh giá bài làm của học sinh. Ngược lại, giáo viên cần coi đây là khâu quan trọng, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học. Theo tôi, khi chấm bài giáo viên cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, trước khi chấm, giáo viên nên đưa ra một mẫu biểu điểm nhưng linh hoạt với những bài làm có tính sáng tạo, có dấu ấn cá nhân.

Thứ hai, Khi chấm bài, cần có sự phân loại đánh giá bài làm ở hai cấp độ: Đủ ý về nội dung và nghệ thuật và giọng điệu, cảm xúc, cảm thụ văn chương tốt.

Thứ ba, lời phê cho bài làm của học sinh cũng không kém phần quan trọng. Lời phê cần ngắn gọn nhưng rõ ràng, giúp học sinh nhận ra ưu điểm hay khuyết điểm của mình để khắc phục. Cần khen chê hợp lí. Để cho học sinh có hứng thú chờ đợi giờ trả bài và xem lời phê của cô, chứ không phải chỉ để ý đến điểm mà không quan tâm đến sai sót trong bài làm.

Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện nhằm tạo ra hứng thú cho học sinh. Những giải pháp này được thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác của nhà trường. Qua quá trình vận dụng, kiểm nghiệm tôi đã thấy sự biến chuyển rõ nét trong nhận thức và thái độ học tập môn Ngữ văn của học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 yêu thích học môn ngữ văn ở bậc THCS (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)