Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN quản lí hoạt động khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THPT quang hà (Trang 33)

trong dạy học.

a). Cách thức tiến hành

Nhà trường cần đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT như:

- Lấy số lượng GA có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá tinh thần đổi mới PPDH bằng việc ứng dụng CNTT.

Trên cơ sở đề nghị của các tổ chuyên môn, đội ngũ CBQL cần thống nhất với tổ chuyên môn quy định số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV ở từng bộ môn. Căn cứ vào quy định này, đội ngũ CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra mỗi tuần một lần, thống kê số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT của từng GV và thông báo cho GV. Nếu GV chưa hoàn thành thì phải có kế hoạch hoàn thành. Nếu GV dạy đủ, vượt chỉ tiêu thì khuyến khích động viên kịp thời, tạo động lực thúc đẩy trong tập thể GV.

- Lấy chất lượng của tiết dạy có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá trình độ ứng dụng CNTT, cũng như trách nhiệm tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong DH của GV.

Chỉ đạo cho tổ chuyên môn và các GV tham gia dự giờ các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong tổ. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Trước hết, để GV tự rút kinh nghiệm, tự đánh giá về tiết dạy của mình, nêu những ưu điểm cũng như hạn chế. Sau đó, các thành viên trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến và đánh giá cụ thể bằng phiếu đánh giá mà đội ngũ CBQL ở nhà trường đã thống nhất ban hành.

Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL cần quan tâm đến việc đánh giá của HS đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT. Bởi vì HS chính là đối tượng thừa hưởng, bị tác động trực tiếp và là sản phẩm của những tiết dạy. Bằng cách phỏng vấn hay dùng phiếu hỏi CBQL, GV sẽ có thông tin phản hồi từ phía HS, hiểu được tâm tư nguyện vọng của HS để từ đó có thể đánh giá đúng hơn chất lượng của tiết dạy có ứng dụng CNTT của từng GV. Đây thật sự là một cách thức để thúc đẩy việc nâng cao CLDH của từng GV.

- Thống nhất việc ứng dụng CNTT trong DH phù hợp với đặc thù từng bộ môn. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, GV phải biết ứng dụng CNTT cho phù hợp với bộ môn, từng bài dạy, nội dung dạy cụ thể. Tùy vào điều kiện của từng nhà trường để thống nhất các yêu cầu đối với soạn và trình bày GA ứng dụng CNTT. Từ đó, thống nhất các nội dung đánh giá trong phiếu dự giờ cho phù hợp với yêu cầu của tiết dạy ứng dụng CNTT.

- Ban hành các chế độ để tạo điều kiện, động viên, khuyến khích GV phát huy sáng kiến, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động DH.

Tùy vào điều kiện của từng nhà trường, Hiệu trưởng nên ban hành chế độ về việc ứng dụng CNTT trong DH để tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân GV tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động DH. Chẳng hạn, sắp xếp thời khóa biểu thật hợp lí dành thời gian, ưu tiên dành các máy tính, phòng học của nhà trường cho GV nghiên cứu, soạn GA, chuẩn bị tiết dạy; xét tặng các danh hiệu thi đua; ưu tiên trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, GV; quy định việc khen thưởng bằng tài chính... để dần hình thành nề nếp, thói quen ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong DH.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá một mặt sẽ giúp hiệu trưởng có thể tìm ra và sửa các lỗi đã xảy ra trong quá trình quản lí việc ứng dụng CNTT, cũng như xác định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng CNTT trong DH. Mặt khác, giúp hiệu trưởng có cơ sở đề ra các biện pháp cải tiến công tác quản lí và chất lượng ứng dụng CNTT trong DH cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục.

Việc cải tiến cũng cần phải chú trọng vấn đề đầu tư hạ tầng CNTT, các công nghệ phần cứng, cũng như phần mềm theo kịp với sự phát triển. Tạo điều kiện để GV, HS tiếp cận với những công nghệ mới của CNTT, nhất là việc sử dụng các phần mềm DH được cập nhật phiên bản mới nhất, trong đó sẽ có nhiều tính năng mới hỗ trợ tốt nhất cho DH.

Với việc luôn cải tiến quản lí và đảm bảo chất lượng ứng dụng CNTT trong DH, chắc chắn hiệu trưởng sẽ quản lí ứng dụng CNTT trong DH đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần nâng cao CLDH tại trường THPT Quang Hà hiện nay.

Muốn tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong DH cần chú ý các điểm sau:

- Quy định số tiết dạy ứng dụng CNTT cho từng bộ môn theo từng học kỳ, năm học.

- Có phiếu dự giờ đánh giá phù hợp đối với tiết dạy ứng dụng CNTT phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV. Thống nhất việc dự giờ, kiểm tra chuyên môn định kỳ hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học.

- Xây dựng quy định công tác thi đua khen thưởng phổ biến từ đầu năm học đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai. Đưa các tiêu chí về ứng dụng CNTT trong DH của GV vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng ở nhà trường.

- Ban hành chế độ chính sách và có sự đầu tư về tài chính rõ ràng cụ thể trong việc khuyến khích, khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong DH.

- Thành lập tổ kiểm tra, cũng như có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc ứng dụng CNTT vào DH cũng như sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị về CNTT.

Phải có quy chế kểm tra, đánh giá thi đua khen thưởng, lãnh đạo nhà trường phải làm tốt các chức năng quản lí, phải nắm được quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Hiệu trưởng thành lập các tổ thanh tra, kiểm tra do Hiệu trưởng hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng làm trưởng ban và các đồng chí CBGV có trình độ chuyên môn tốt làm ủy viên.

Để việc giám sát, kiểm tra đảm bảo mục tiêu đề ra cần tổ chức bộ máy và thiết kế các hoạt động của bộ máy kiểm tra cho phù hợp. Đồng thời phát hiện kịp thời những lệch lạc, những sai sót cũng như những điển hình, những gương tốt để điều chỉnh kịp thời, phát huy và nhân rộng những điển hình, những gương tốt trong thực tiễn hoạt động.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong các biện pháp mà chúng tôi đưa ra có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của nhà trường. Cụ thể:

Biện pháp thứ nhất là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi GV nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong DH, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, thiết bị, bảo quản, sử dụng, ... ngược lại nếu giám đốc nhà trường không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo sẽ rụt rè, không quyết tâm thì sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng CNTT trong DH.

Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH (BP thứ 2) được coi là nền tảng và là vấn đề nên được quan tâm hàng đầu. Bởi đội ngũ GV không chủ động được về kiến thức, kỹ năng tin học thì rất khó khăn trong khâu thực hiện. Đồng thời hiệu trưởng phải luôn quan tâm đến công tác chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT (BP thứ 4). Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong DH tại trường THPT Quang Hà (BP thứ 7). Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong DH tại trường THPT Quang Hà vào những giai đoạn tiếp theo.

Ta có thể mô tả mối quan hệ của các biện pháp qua sơ đồ:

Sơ đồ: 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tóm lại các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Vì vậy để từng bước nâng cao hiệu quả của việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong DH, đòi hỏi đội ngũ CBQL cần phải nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phù hợp.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào DH Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống máy tính và mạng Internet thuận lợi để phục vụ DH Biện pháp 4: Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT Biện pháp 5: Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT Biện pháp 6: Hiệu trưởng ra các quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào DH

Biện pháp 7: Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu luận án, có thể rút ra một số kết luận chung sau:

1.1Việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH phải hết sức linh hoạt mềm dẻo trong tất cả các khâu: Lập kế hoạch hoạt động; tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động; giám sát và đánh giá... Đồng thời phải chú ý đúng mức đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí ứng dụng CNTT trong.

1.2. Các kết quả khảo sát thực tiễn về quản lí ứng dụng CNTT trong DH cho thấy; đội ngũ CBQL, GV đã rất cố gắng trong việc quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; quản lí ứng CNTT trong quá trình DH; quản lí ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập; quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng nhưng nhìn chung hiệu quả đạt được còn chưa cao. Mức độ ứng CNTT vào DH của đội ngũ GV còn thấp. Do điều kiện về CSVC, hạ tầng, TBHD có ứng dụng CNTT còn chưa đảm bảo trước yêu cầu phát triển của nhà trường. Do kiến thức về ứng dụng CNTT vào DH còn hạn chế. Một số GV chưa nhận thức đúng đắn, tư duy theo hướng cũ, vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong DH. Trong công tác quản lí ứng dụng CNTT trong DH của đội ngũ CBQL vẫn còn nhiều lúng túng, chưa rõ phải tác động vào những nội dung chủ yếu nào, cách làm ra sao để mang lại hiệu quả cao. Chính điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH nhằm giải quyết khó khăn trên là một việc làm có ý nghĩa thiết thực về lí luận và thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất bảy biện pháp quản lí như sau:

1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong DH cho GV 2. Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH. 3. Xây dựng hệ thống máy tính và mạng thuận lợi để phục vụ DH

4. Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT 5. Quản lí hạ tầng CSVC, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT

6. Hiệu trưởng ra các quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào DH

7. Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong DH.

Các biện pháp này được xây dựng và triển khai theo mô hình quản lí chất lượng tổng thể. Trong đó biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH được xem là biện pháp nhà trường.

1.3. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại trường THPT Quang Hà cho thấy các biện pháp này đều mang lại hiệu quả cao. Đặc

biệt với việc tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH, đưa lại kết quả khả quan càng khẳng định thêm tính khả thi của các biện pháp.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng , có các văn bản và kế hoạch cụ thể, dài hơi trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong DH.

-Tích cực tham mưu với UBND tỉnh trong việc đầu tư CSVC; xây dựng cơ chế chính sách cho việc xã hội hóa giáo dục nhằm đẩy mạnh việc quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong DH.

- Tham mưu với UBND tỉnh có chính sách ưu đãi thu hút CBQL, GV tốt nghiệp đại học, thạc sỹ có bằng khá, giỏi về CNTT về công tác.

2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

- Tham mưu, tranh thủ, huy động các nguồn lực để trang bị thêm CSVC, xây dựng các phòng học ĐPT, đầu tư thêm máy tính, mạng máy tính cho các nhà trường đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các TBDH hiện đại, máy tính, mạng máy tính cho các nhà trường.

- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong DH. Để từ đó có kế hoạch rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh kịp thời. Có những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong DH.

- Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để đội ngũ GV được đi học, đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng các phần mềm mô phỏng, minh họa, xây dựng và sử dụng GAĐT, .... vào DH. Kết nối mạng Internet tốc độ cao để CBQL, GV và HS tra cứu, tìm kiếm tài liệu, bài giảng hay, để nâng cao chất lượng dạy và học.

VIII. Những thông tin cần được bảo mật: Không

IX. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:

Trong khuôn khổ của đề tài đã đưa ra được một số giải pháp trong công tác quản lý:

- Nội dung quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại trường THPT Quang Hà bao gồm quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; quản lí ứng dụng CNTT trong quá trình DH; quản lí ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập; quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.

- Các điều kiện đảm bảo cho việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH: đầu tư CSVC, TBDH phải gắn kết với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của GV, từ đó sẽ phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng CNTT trong DH.

- Phát hiện thực trạng ứng dụng CNTT trong DH của GV và thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong DH.

- Đề xuất và khẳng định tính khả thi của hệ thống các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại trường THPT..

- Thực nghiệm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:

Số TT

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1 04 Tổ chuyên môn THPT Quang Hà Quản lý

Bình Xuyên, ngày /02/2019 Thủ trưởng đơn vị/ (Ký tên, đóng dấu) Bình Xuyên, ngày20/02/2019

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN quản lí hoạt động khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THPT quang hà (Trang 33)