nội dung học sinh cần nắm:
Câu 1 (Sau khi nhóm 1 trình bày): Vì sao quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
chậm, trình độ đô thị hóa thấp?
Do nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, bị chiến tranh tàn phá. Câu 2 (Sau khi
nhóm 2 trình bày): Vì sao số dân thành thị có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực?
Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, tuy nhiên so với các nước trong khu vực nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển hơn.
Câu 3 (Sau khi nhóm 3 trình bày): Vì sao đô thị phân bố không đều giữa các vùng?
Do trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng còn chênh lệch.
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng trong chương trình giảng dạy chính khóa khi dạy phần: “Địa lí dân cư” trong chương trình địa lí lớp 12 - Ban cơ bản đối với các lớp khối
12 ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2018.
- Sáng kiến có thể áp dụng đối với học sinh khối 12 trên phạm vi toàn tỉnh và toàn quốc khi dạy phần: “Địa lí dân cư” trong chương trình lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Học sinh khối 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học.
- Các loại tài liệu tham khảo về lí luận dạy học hiện đại, về địa lí dân cư Việt Nam qua các giai đoạn.
- Các phương tiện dạy học hiện đại: Phòng học bộ môn (Phòng máy chiếu), Máy vi tính có nối mạng Internet, máy chụp hình, máy chiếu, đĩa CD, bản ghi chép, giấy A0, bút màu ...
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả: kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng những phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong quá trình học tập, mang lại hiệu quả cao. Thông qua những phương pháp dạy học phong phú và tích cực được tiến hành thường xuyên giúp hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng quan trọng cho học sinh: kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập, kĩ năng tư duy ... Từ đó, hình thành động cơ học tập tốt, học sinh hào hứng chủ động xây dựng bài, lĩnh hội tri thức. Từ phương pháp học tập tích cực tạo ra niềm say mê khám phá tri thức, hình thành và hun đúc nên lòng yêu nước, mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong mỗi học sinh.
Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, khi giảng dạy các tiết học phần: “Địa lí dân cư”, tôi thiết kế 2 loại giáo án giáo án thông thường (giáo án đối chứng) áp dụng tại các lớp 12A2, 12A6 (75 học sinh) và thiết kế giáo án theo phương pháp phát triển kĩ năng tự học của học sinh (giáo án thực nghiệm) áp dụng tại lớp 12A1, 12A7 (74 học sinh). Kết quả trước thực nghiệm là bài kiểm tra 1 tiết. Sau khi dạy thực nghiệm, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra (thời gian kiểm tra 5 phút, 10 phút hoặc 15 phút) để làm kết quả đối chứng.
Trước thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra 1 tiết của 74 học sinh lớp thực nghiệm và 75
học sinh lớp đối chứng thu được kết quả như
sau (điểm giỏi: từ 8,0 đến 10; khá: từ 6,5 đến dưới 8,0; trung bình từ 5,0 đến dưới 6,5 và yếu kém là điểm dưới 5,0):
Bảng 1: So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
trước thực nghiệm
Lớp Sĩ Yếu kém Trung Khá Giỏi
số bình
Thực 74 2 (2,7%) 25 35 12
nghiệm (33,8%) (43,3%) (16,2%)
Đối chứng 75 5 (6,7%) 22 36 (48%) 12
(29,3%) (16%)
Sau khi dạy Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, học sinh làm bài kiểm tra 15 phút và kết quả thu được như sau:
Bảng 2: So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứngsau thực nghiệm
Lớp Sĩ Yếu Trung Khá Giỏi
số kém bình
Thực 74 0 (0%) 12 36 26
nghiệm (16,2%) (48,7%) (35,1%)
Đối chứng 75 3 (4%) 21 (28%) 38 13(17,3%
(50,7%) )
Qua kết quả trên ta nhận thấy nếu ban đầu kết quả của hai nhóm lớp tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch lớn, thì sau khi tiến hành thực nghiệm, chất lượng nhóm lớp thực nghiệm đã tăng lên (từ 59,5% học sinh khá, giỏi lên 83,8% học sinh khá giỏi) trong khi đó ở lớp đối chứng kết quả không có nhiều chuyển biến. So sánh kết quả cho thấy hiệu quả thực sự của phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh.
Việc rèn luyện kĩ năng tự học không chỉ có tác dụng ở một chương bài cụ thể mà sẽ hình thành một hệ thống các kĩ năng để học sinh có thể áp ở các nội dung khác của khóa trình giúp học sinh hiểu biết sâu sắc về kiến thức địa lí cũng như phương pháp làm các dạng bài tập địa lí từ đó đáp ứng tốt các kì thi của Sở và thi Trung học phổ thông Quốc gia.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng lĩnh hội được nhiều kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy giúp nâng cao trình độ chuyên môn. Khi tham các kì thi chuyên môn, thi giáo viên giỏi của sở, của trường tôi đã luôn đạt điểm giỏi (trên 8 điểm).
8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Tổ chuyên môn trong trường đã áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy chính khóa khi dạy chương trình địa lí lớp 12 của trường. Kết quả: chất lượng giảng dạy của các giáo viên nâng cao; các giáo viên học tập được phương pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập môn địa lí của nhà trường
9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: sáng kiến lần đầu: ST Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ áp dụng sáng T nhân kiến Trường THPT Nguyễn 1 Tổ Sử-Địa-GDCD-TD Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2 Đào Thị Thúy Hoa Giáo viên Địa lí Môn Địa lí Trường THPT 3 Vũ Thị Tươi Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, 4 Nguyễn Thị Lan tỉnh Vĩnh Phúc ..., ngày...tháng...năm... ..., ngày...tháng...năm...
Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đào Thị Thúy Hoa
PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1
Giáo án đối chứng: Ngày soạn:
Tiết 19 – Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA