Những thông tin cần được bảo mật:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II việt nam từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình lịch sử lớp 12 ban cơ bản (Trang 66)

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Học sinh khối 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học.

- Các loại tài liệu tham khảo về lí luận dạy học hiện đại, về lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

- Các phương tiện dạy học hiện đại: Phòng học bộ môn (Phòng máy chiếu), Máy vi tính có nối mạng Internet, máy chụp hình, máy chiếu, đĩa CD, bản ghi chép, giấy A0, bút màu...

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả: sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Việc áp dụng những phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong quá trình học tập, mang lại hiệu quả cao. Thông qua những phương pháp dạy học phong phú và tích cực được tiến hành thường xuyên giúp hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng quan trọng cho học sinh: kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập, kĩ năng tư duy...Từ đó, hình thành động cơ học tập tốt, học sinh hào hứng chủ động xây dựng bài, lĩnh hội tri thức. Từ phương pháp học tập tích cực tạo ra niềm say mê khám phá tri thức, tìm hiểu lịch sử dân tộc và thế giới, hình thành và hun đúc nên lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi học sinh.

Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, khi giảng dạy các tiết học chương II: “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945”, tôi thiết kế 2 loại giáo án giáo án thông thường (giáo án đối chứng) áp dụng tại các lớp 12A3, 12A4 (75 học sinh) và thiết kế giáo án theo phương pháp phát triển kĩ năng tự học của học sinh (giáo án thực nghiệm) áp dụng tại lớp 12A1, 12A2 (74 học sinh). Kết quả trước thực nghiệm là bài kiểm tra 1 tiết. Sau khi dạy thực nghiệm, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra (thời gian kiểm tra 5 phút, 10 phút hoặc 15 phút) để làm kết quả đối chứng.

Trước thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra 1 tiết của 74 học sinh lớp thực nghiệm và 75 học sinh lớp đối chứng thu được kết quả như sau (điểm giỏi: từ 8,0 đến 10; khá: từ 6,5 đến dưới 8,0; trung bình từ 5,0 đến dưới 6,5 và yếu kém là điểm dưới 5,0):

Bảng 1: So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm

Lớp Sĩ số Yếu kém Trung bình Khá Giỏi

Thực nghiệm 74 2 (2,7%) 25 (33,8%) 35 (43,3%) 12 (16,2%) Đối chứng 75 5 (6,7%) 22 (29,3%) 36 (48%) 12 (16%)

Sau khi dạy Tiết 23 - Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939, học sinh làm bài kiểm tra 15 phút và kết quả thu được như sau:

Bảng 2: So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm

Lớp Sĩ số Yếu kém Trung bình Khá Giỏi

Thực nghiệm 74 0 (0%) 12 (16,2%) 36 (48,7%) 26 (35,1%) Đối chứng 75 3 (4%) 21 (28%) 38 (50,7%) 13 (17,3%)

Qua kết quả trên ta nhận thấy nếu ban đầu kết quả của hai nhóm lớp tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch lớn, thì sau khi tiến hành thực nghiệm, chất lượng nhóm lớp thực nghiệm đã tăng lên (từ 59,5% học sinh khá, giỏi lên 83,8% học sinh khá giỏi) trong khi đó ở lớp đối chứng kết quả không có nhiều chuyển biến. So sánh kết quả cho thấy hiệu quả thực sự của phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh.

Việc rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh không chỉ giúp học sinh lĩnh hội bài học trên lớp tốt mà còn giúp các em có niềm say mê hứng thú học tập, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tôi phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi vòng tỉnh môn Lịch sử lớp 12, năm học 2018 – 2019 do tôi bồi dưỡng đã có 5/5 học sinh đạt giải, cụ thể như sau:

STT Học sinh Lớp Đạt giải

1 Lưu Thị Thảo 12A1 Nhì

2 Nguyễn Thị Hiền 12A1 Ba

3 Nguyễn Hoài Thu 12A1 Ba

5 Hoàng Thị Diễm Quỳnh 12A1 KK

Việc rèn luyện kĩ năng tự học không chỉ có tác dụng ở một chương bài cụ thể mà sẽ hình thành một hệ thống các kĩ năng để học sinh có thể áp ở các nội dung khác của khóa trình giúp học sinh hiểu biết sâu sắc về kiến thức lịch sử cũng như phương pháp làm các dạng bài tập lịch sử từ đó đáp ứng tốt các kì thi của Sở và thi Trung học phổ thông Quốc gia.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng lĩnh hội được nhiều kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy giúp nâng cao trình độ chuyên môn. Khi tham các kì thi chuyên môn, thi giáo viên giỏi của sở, của trường tôi đã luôn đạt điểm giỏi (trên 8 điểm).

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Tổ chuyên môn trong trường đã áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy chính khóa khi dạy chương trình lịch sử lớp 12 của trường. Kết quả: chất lượng giảng dạy của các giáo viên nâng cao; các giáo viên học tập được phương pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử của nhà trường

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc ápdụng sáng kiến lần đầu: dụng sáng kiến lần đầu:

STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ áp dụng sáng kiếnPhạm vi/Lĩnh vực

1 Tổ Sử-Địa-GDCD-TD Trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc

2 Nguyễn Thúy Mai Giáo viên Lịch sửTrường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3 Cao Thị Lan 4 Nguyễn Thị Lâm

Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

Lê Anh Tuấn

Vĩnh Yên, ngày 12 tháng 2 năm 2019

Tác giả sáng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thúy Mai

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Giáo án đối chứng:

Tiết 23 - Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: Hiểu được:

- Thời kì thứ hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo (1936 – 1939).

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra với sự tác động của yếu tố khách quan rất lớn, nhất là Nghị quyết của Đại hội lấn thứ VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) và Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

- Đặc biệt có những hình thức đấu tranh, phong trào đấu tranh mới mẻ, lần đầu tiên được Đảng tiến hành đấu tranh công khai.

- Kết quả và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng.

- Nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch

sử.

4. Định hướng các năng lực được hình thành: Hình thành các năng lực: giao

tiếp và hợp tác; năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau, giữa lịch sử Việt Nam với Lịch sử thế giới…

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

- Các tác phẩm lịch sử viết về thời kì 1936 - 1939. - Các tác phẩm hồi kí, văn học thời kì 1936 – 1939.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi: Nêu nội dungHội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930)?

3. Bài mới: Nêu khái quát về phong trào dân chủ 1936 – 1939, sau đó trình bày

các mục cụ thể của bài

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.

GV dùng bản đồ thế giới khái quát sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa phát xít ở các khu vực trên thế

I. Tình hình thế giới và trong nước.

1. Tình hình thế giới.

+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xuất hiện chủ nghĩa Phát xít, đe doạ

giới, sau đónêu câu hỏi:

Trong những năm 1936-1939 tình hình chính trị thế giới có những chuyển biến như thê nào?

HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý:

GV hỏi tiếp: Tình hình đó đã tác động đến nền kinh tế –xã hội Việt Nam như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý, với những ý cơ bản sau:

- Thời kỳ 1936-1939 kinh tế bước đầu phục hồi và phát triển, tuy nhiên tập trung nhiều vào những ngành phục vụ chiến tranh.

- Phần lớn nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ tạo động lực lớn cho pt đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.

Hoạt động: cá nhân.

GV dùng bản đồ chỉ rõ địa điểm diễn ra hội nghị trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1939 ở Thượng Hải (TQ), sau đó nêu câu hỏi:

Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936? HS suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét:

Hoàn cảnh: Tháng 7/1939 HN BCH

hoà bình và an ninh thế giới.

+ 7/1935 Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ 6/1936 Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới ban hành nhiều chính sách tiến bộ, áp dụng cho cả thuộc địa.

2. Tình hình trong nước.

+ Ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính

trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó đảng CSĐD là chính đảng mạnh nhất.

+ Về kinh tế, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa nhằm bù đắp thiệt hại cho chính quốc. Những năm 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và pt kinh tế, nhưng vẫn lạc hậu phụ thuộc vào kinh tế pháp.

+ Đời sống của đa số nhân dân gặp

nhiều khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình.

II. Phong trào dân chủ 1936-1939.

1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936. + Hoàn cảnh: Tháng 7/1936 Hội nghị BCH TW Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Thượng Hải (TQ) đề ra chủ trương mới. + Nội dung:

TW Đảng Cộng Sản ĐD họp ở Thượng Hải (TQ) đề ra chủ trương mới.

Giới thiệu về Lê Hồng Phong

Hoạt động : Cả lớp và cá nhân.

GV yêu cầu HS thảo luận

+ Đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh dân chủ.

- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội.

- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên GôĐa đưa dân nguyện và toàn quyền mới Brêviê.

- Phong trào của quần chúng phát triển rộng khắp với các hình thức: Bãi công, bãi khoá, bãi thị … ở HN, HP, Cẩm Phả, Vinh … nông dân đòi chia ruộng, giảm tô.

- Ngày 01/5/1938 có cuộc mít tinh lớn ở nhà Đầu xảo Hà Nội với 25.000 người tham gia.

Mục b, c Hướng dẫn HS đọc thêm.

GV : Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939.

HS theo dõi ghi chép ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của pt dân chủ 1939-

mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống bọn phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh: kết hợp hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và nửa hợp pháp.

- Chủ trương thành lập thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, (3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương)

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội, đảng vận động nhân dân thảo ra bản dân nguyện, gửi phái đoàn Quốc hội Pháp.

- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên Gôđa đưa dân nguyện và Toàn quyền mới Brêviê, đưa yêu sách dân sinh dân chủ. - Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 1937 – 1939, với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc mít tinh ngày 01/5/1938 ở HN và nhiều nơi khá thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

b. Đấu tranh nghị trường.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo trí.

1939 vào vở. phong trào dân chủ 1936-1939.

-Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng; buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân về dân sinh, dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ, trở thành đội quân chính trị hùng hậu. Đảng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh; phong trào động viên, giáo dục tổ chức và lãnh đạo đấu tranh…

- Phong trào để lại nhiều bài học về: xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.

- Cao trào 1936 – 1939 là cuộc tổng

diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho thành

công của cách mạng tháng Tám.

4. Củng cố :

- Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936? - Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936-1939? - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?

5. Dặn dò :

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài 16.

PHỤ LỤC 2

Giáo án thực nghiệm:

Bài 15:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh nắm được:

- Những tác động của tình hình thế giới và trong nước đối với phong trào cách mạng những năm 1936 – 1939. Sự chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa, đồ dùng trực quan,

các phương tiện, kĩ thuật hiện đại... Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương, sách lược của Đảng trong hai thời kì: 1930 – 1931 và 1936 – 1939…

3. Thái độ:

- Giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng.

- Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng của công dân trong thời kì mới.

4. Định hướng phát triển năng lực: Hình thành năng lực tự học, hợp tác,

trình bày cho học sinh…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về phong trào dân chủ 1936 – 1939, bảng so sánh, niên biểu, tư liệu tham khảo có liên quan.

2. Học sinh:

- Khai thác tranh ảnh, tư liệu tham khảo về phong trào dân chủ 1936 – 1939. - Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để làm cơ sở trình bày trên lớp.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh khi dạy chương II việt nam từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình lịch sử lớp 12 ban cơ bản (Trang 66)