dụng sáng kiến lần đầu:
STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ áp dụng sáng kiếnPhạm vi/Lĩnh vực
1 Tổ Sử-Địa-GDCD-TD Trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc
2 Nguyễn Thúy Mai Giáo viên Lịch sửTrường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3 Cao Thị Lan 4 Nguyễn Thị Lâm
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lê Anh Tuấn
Vĩnh Yên, ngày 12 tháng 2 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thúy Mai
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Giáo án đối chứng:
Tiết 23 - Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: Hiểu được:
- Thời kì thứ hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo (1936 – 1939).
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra với sự tác động của yếu tố khách quan rất lớn, nhất là Nghị quyết của Đại hội lấn thứ VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) và Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
- Đặc biệt có những hình thức đấu tranh, phong trào đấu tranh mới mẻ, lần đầu tiên được Đảng tiến hành đấu tranh công khai.
- Kết quả và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng.
- Nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch
sử.
4. Định hướng các năng lực được hình thành: Hình thành các năng lực: giao
tiếp và hợp tác; năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau, giữa lịch sử Việt Nam với Lịch sử thế giới…
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Các tác phẩm lịch sử viết về thời kì 1936 - 1939. - Các tác phẩm hồi kí, văn học thời kì 1936 – 1939.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nêu nội dungHội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930)?
3. Bài mới: Nêu khái quát về phong trào dân chủ 1936 – 1939, sau đó trình bày
các mục cụ thể của bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân.
GV dùng bản đồ thế giới khái quát sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa phát xít ở các khu vực trên thế
I. Tình hình thế giới và trong nước.
1. Tình hình thế giới.
+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xuất hiện chủ nghĩa Phát xít, đe doạ
giới, sau đónêu câu hỏi:
Trong những năm 1936-1939 tình hình chính trị thế giới có những chuyển biến như thê nào?
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý:
GV hỏi tiếp: Tình hình đó đã tác động đến nền kinh tế –xã hội Việt Nam như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý, với những ý cơ bản sau:
- Thời kỳ 1936-1939 kinh tế bước đầu phục hồi và phát triển, tuy nhiên tập trung nhiều vào những ngành phục vụ chiến tranh.
- Phần lớn nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ tạo động lực lớn cho pt đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
Hoạt động: cá nhân.
GV dùng bản đồ chỉ rõ địa điểm diễn ra hội nghị trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1939 ở Thượng Hải (TQ), sau đó nêu câu hỏi:
Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936? HS suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét:
Hoàn cảnh: Tháng 7/1939 HN BCH
hoà bình và an ninh thế giới.
+ 7/1935 Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ 6/1936 Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới ban hành nhiều chính sách tiến bộ, áp dụng cho cả thuộc địa.
2. Tình hình trong nước.
+ Ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính
trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó đảng CSĐD là chính đảng mạnh nhất.
+ Về kinh tế, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa nhằm bù đắp thiệt hại cho chính quốc. Những năm 1936 – 1939 là giai đoạn phục hồi và pt kinh tế, nhưng vẫn lạc hậu phụ thuộc vào kinh tế pháp.
+ Đời sống của đa số nhân dân gặp
nhiều khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình.
II. Phong trào dân chủ 1936-1939.
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936. + Hoàn cảnh: Tháng 7/1936 Hội nghị BCH TW Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Thượng Hải (TQ) đề ra chủ trương mới. + Nội dung:
TW Đảng Cộng Sản ĐD họp ở Thượng Hải (TQ) đề ra chủ trương mới.
Giới thiệu về Lê Hồng Phong
Hoạt động : Cả lớp và cá nhân.
GV yêu cầu HS thảo luận
+ Đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh dân chủ.
- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội.
- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên GôĐa đưa dân nguyện và toàn quyền mới Brêviê.
- Phong trào của quần chúng phát triển rộng khắp với các hình thức: Bãi công, bãi khoá, bãi thị … ở HN, HP, Cẩm Phả, Vinh … nông dân đòi chia ruộng, giảm tô.
- Ngày 01/5/1938 có cuộc mít tinh lớn ở nhà Đầu xảo Hà Nội với 25.000 người tham gia.
Mục b, c Hướng dẫn HS đọc thêm.
GV : Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939.
HS theo dõi ghi chép ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của pt dân chủ 1939-
mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống bọn phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- Phương pháp đấu tranh: kết hợp hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và nửa hợp pháp.
- Chủ trương thành lập thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, (3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương)
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội, đảng vận động nhân dân thảo ra bản dân nguyện, gửi phái đoàn Quốc hội Pháp.
- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên Gôđa đưa dân nguyện và Toàn quyền mới Brêviê, đưa yêu sách dân sinh dân chủ. - Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 1937 – 1939, với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc mít tinh ngày 01/5/1938 ở HN và nhiều nơi khá thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
b. Đấu tranh nghị trường.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo trí.
1939 vào vở. phong trào dân chủ 1936-1939.
-Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng; buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân về dân sinh, dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ, trở thành đội quân chính trị hùng hậu. Đảng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh; phong trào động viên, giáo dục tổ chức và lãnh đạo đấu tranh…
- Phong trào để lại nhiều bài học về: xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
- Cao trào 1936 – 1939 là cuộc tổng
diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho thành
công của cách mạng tháng Tám.
4. Củng cố :
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936? - Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936-1939? - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?
5. Dặn dò :
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài 16.
PHỤ LỤC 2
Giáo án thực nghiệm:
Bài 15:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh nắm được:
- Những tác động của tình hình thế giới và trong nước đối với phong trào cách mạng những năm 1936 – 1939. Sự chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng tự học với sách giáo khoa, đồ dùng trực quan,
các phương tiện, kĩ thuật hiện đại... Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương, sách lược của Đảng trong hai thời kì: 1930 – 1931 và 1936 – 1939…
3. Thái độ:
- Giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng.
- Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng của công dân trong thời kì mới.
4. Định hướng phát triển năng lực: Hình thành năng lực tự học, hợp tác,
trình bày cho học sinh…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về phong trào dân chủ 1936 – 1939, bảng so sánh, niên biểu, tư liệu tham khảo có liên quan.
2. Học sinh:
- Khai thác tranh ảnh, tư liệu tham khảo về phong trào dân chủ 1936 – 1939. - Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để làm cơ sở trình bày trên lớp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP:
1. Mục tiêu:
Với việc HS quan sát hình ảnh “Lê-ông Bơ-lum (bên phải) – người đứng đầu Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp năm 1936”, “Trụ sở báo Tin tức – cơ quan ngôn luận của Mặt trận dân chủ Đông Dương thời kì 1936 – 1939”, các em có thể thấy được sự thay đổi ở nước Pháp từ năm 1936 và dự đoán được hình thức đấu tranh công khai trong phong trào cách mạng thời kì 1936 – 1939. Tuy nhiên, các em chưa hiểu đầy đủ tại sao lại có những thay đổi đó và
phong trào cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát hình ảnh và thảo luận một số vấn đề sau:
“Lê-ông Bơ-lum – người đứng đầu Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp năm 1936” và “Trụ sở báo Tin tức – cơ quan ngôn luận của Mặt trận dân chủ Đông Dương thời kì 1936 – 1939”
+ Những hình ảnh trên phản ánh sự kiện gì, liên quan đến phong trào cách mạng nào của Việt Nam?
+ Em biết gì về phong trào cách mạng đó?
- Giáo viên có thể gợi mở: H1 liên quan đến kiến thức cũ lớp 11 ở bài 11 (mục 4: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh).
- Tùy theo tình hình của lớp học, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ
khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: I. Tình hình thế giới và trong nước:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và trong nước những năm 30 của thế kỉ XX
1. Mục tiêu: nêu được những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX có tác động đến Việt Nam, trình bày được tác động của những sự kiện đó đến cách mạng Việt Nam, từ đó rút ra được nguyên nhân của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin trong sgk mục I và quan sát hình ảnh (Tranh biếm hoạ về “Khối Trục” (khối phát xít) Đức, Nhật Bản, Italia; Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản tháng 7/1935; Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp tháng 6/1936):
+ Thống kê những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX có tác động đến Việt Nam. Sự kiện nào có tác động trực tiếp nhất đến cách mạng nước ta? Vì sao?
+ Nêu những điểm nổi bật nhất về chính trị, kinh tế, xã hội nước ta, từ đó hãy rút ra nguyên nhân của phong trào cách mạng những năm 1936 – 1939.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX có tác động đến Việt Nam:
+ Những năm 30 của thế kỉ XX, phe phát xít Đức, Nhật Bản, Italia hình thành + Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản
+ Tháng 6/1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp
+ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành những chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa → Đây là sự kiện tác động trực tiếp, theo chiều hướng thuận lợi
đến cách mạng Việt Nam (CMVN vừa trải qua giai đoạn khó khăn (1932 – 1935). Chính phủ mới của Pháp nắm quyền đưa ra một số chính sách tiến bộ cho thuộc địa, tạo cơ sở phục hồi CMVN)
- Những điểm nổi bật nhất về chính trị, kinh tế, xã hội nước ta trong những năm 1936 – 1939:
- Chính trị: Chính phủ Pháp nới rộng quyền tự do dân chủ (tự do báo chí, thả tù chính trị…). Các đảng phái chính trị có điều kiện hoạt động công khai (Đảng cộng sản Đông Dương mạnh nhất)
- Xã hội: đời sống mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, đói khổ, nợ nần…, các quyền của con người bị bóp nghẹt.
II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939:
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét chính về phong trào dân chủ 1936 – 1939 1. Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung chính của HN BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936, hiểu được những điểm mới trong chỉ đạo của Đảng trước tình hình mới.
- Nêu ngắn gọn những cuộc đấu tranh tiêu biểu đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; rút ra được đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh
(Chân dung đồng chí Lê Hồng Phong, cuộc đón rước Gôđa, cuộc mít tinh 1/5/1938 ):
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử và thống kê nội dung chính của Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 về kẻ thù, nhiệm vụ, hình thức và PPCM, mặt trận thống nhất.
+ Thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào dân chủ theo mẫu:
Thời gian Sự kiện Kết quả, ý nghĩa
... ... ...
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận trong nhóm: