PHẦN C: KẾT LUẬN-KHUYẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN skkn GIÚP học SINH lớp 3 học tốt môn đạo đức (Trang 32 - 34)

- Nhớ lại kiến thức cũ Thế nào là tự làm lấy công việc của mình

PHẦN C: KẾT LUẬN-KHUYẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN.

1.KẾT LUẬN.

Trên đây là một số biện pháp để nâng cao chất lượng đổi mới dạy môn Đạo đức ở lớp 3 mà tôi đã tiến hành thực nghiệm và đạt kết quả như mong muốn. Từ đó tôi rút ra được những bài học sau:

Tuỳ thuộc vào tiết 1 hay tiết 2 của một bài đạo đức mà ta sử dụng phương pháp cho phù hợp. Tiết học có đạt được kết quả cao hay không là nhờ khả năng kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với nhau, lấy phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia. Có thể nói : không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng biệt, song nó sẽ không có hiệu quả khi người dạy không biết sử dụng đúng lúc, đúng mục đích trong một tiết dạy. Để chuẩn bị tốt, biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, tôi thiết nghĩ việc tổ chức trò chơi học tập vào môn học Đạo đức không còn là băn khoăn, vướng mắc của người giáo viên nữa. Thông qua trò chơi việc rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh được tiến hành nhẹ nhàng sinh động. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Giờ học đạo đức sẽ nhẹ nhàng hơn, không còn khô khan cứng nhắc nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên truyền đạt tới học sinh sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn.

Trên đây là một số điểm quan trọng mà người giáo viên cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ở lớp 3. Điều này bản thân tôi đã đúc rút được qua thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện tốt những điểm cần lưu ý trên thì chắc chắn chất lượng của mỗi giờ dạy đạo đức ở lớp 3 có tổ chức trò chơi nói riêng và chất lượng giáo dục môn Đạo đức nói chung sẽ đạt kết quả tốt .

Chúng ta hoặc bất kì ai khi thấy các em ngoan ngoãn, biết đối nhân xử thế , biết lễ phép với ông bà, cha mẹ ,anh chị em và người lớn tuổi, biết đoàn kết thân ái với bạn bè , biết tiết kiệm tiền của, biết chăm sóc cây trồng vật nuôi có ý thức trong mọi tình huống hoàn cảnh …thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui, sự hãnh diện và thiện cảm. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai

con trẻ. Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt Đạo đức còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, chịu khó, tự tin, óc tư duy, sáng tạo.… Qua đó, nhằm bồi dưỡng cho các em thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng, những em tiếp thu chậm, qua thực tiễn tình huống hành vi, học sinh đó hòa đồng cùng các bạn là yêu cầu không quá cao, nhưng muốn mạnh dạn hơn thì yêu cầu trẻ phải tham gia đóng vai, tập nói trước lớp nhiều hơn,kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn trẻ sẽ theo kịp các bạn.

Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi việc đều phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê học tập. Giáo viên phải thổi vào học sinh luồng sinh khí mới với những ước mơ cao đẹp, khơi gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích học. Giáo viên liên tục nhắc nhở, động viên, khích lệ ở lớp những em học tốt môn học này nhằm động viên phong trào học tập ngày một tốt hơn trong nhà trường hiện nay.

Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh là yếu tố thứ hai sau cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt việc học tập.

Sự thành công trên là do tôi trực tiếp chỉ đạo đến từng học sinh trong lớp. Kết quả đạt được mặc dầu chưa thật cao nhưng đó là bước khởi đầu của học sinh với sự cố gắng rèn luyện vươn lên cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã nhắc nhở các em trong việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Tôi nhận thấy giáo dục các em bằng tình cảm chân thành, bằng tấm lòng say mê nghề nghiệp của người giáo viên đứng trên bục giảng.

Là giáo viên Tiểu học phải chú trọng đầu tư đều các môn học, không xem nhẹ bất cứ môn học nào . Giáo viên phải nhiệt tình,tận tụy với nghề, yêu nghề mến trẻ luôn quan tâm đến tâm sinh lý học sinh.

Luôn tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn để lựa chọn phương pháp, đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.

Giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục luôn tranh thủ vận động các gia đình, hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, kết hợp khả năng sư phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp các em học tốt môn Đạo đức này. Qua một thời gian thực thi tôi thấy các em rất hứng thú học tập và tiến bộ cả về tâm lý và khả năng tiếp thu môn học rất hiệu quả.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giáo dục Tiểu học là rất quan trọng vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng để xây dựng lên những tòa tri thức cần thiết và trang bị cho trẻ hành trang kiến thức học tiếp các năm học tiếp theo.Do vậy cần phải đổi mới là tiền đề cho sự phát triển xã hội mà con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao chất lượng dạy học trong môn Đạo đức nói riêng và môn học khác nói chung trong trường học là rất quan trọng vì học tốt

phân môn này để tạo đà cho học sinh học tốt các môn học khác mà đặc biệt môn đạo đức là lối sống văn minh.

Muốn đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức ở lớp 3 của tôi nói riêng và môn Đạo đức ở các lớp khác nói chung không phải là khó song cũng không đơn giản một chút nào. Trong quá trình đó, tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm để dạy tốt Đạo đức như sau:

+ Giáo viên cần đặc biệt chú ý sử dụng phối hợp tốt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với yêu cầu từng loại bài sao cho tiết học được tổ chức thành chuỗi hoạt động sôi nổi, nhẹ nhàng, nhằm lôi cuốn học sinh tham gia thực hành luyện tập các kỹ năng.

+ Giáo viên luôn học hỏi các đồng chí đồng nghiệp, đọc thêm tài liệu để nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới.

+ Người giáo viên phải là người mẫu mực trong mọi giao tiếp, cử chỉ... là tiếng nói chuẩn mực để học sinh học tập và noi theo.

+ Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để thông báo và cùng bàn bạc khắc phục những nhược điểm của học sinh.

+ Tập trung đầu tư nghiên cứu soạn giảng các tiết dạy, áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm của đồng chí, đồng nghiệp vào bài dạy, sử dụng các tài liệu, đồ dùng dạy học phù hợp, sinh động nhằm kích thích học sinh học tập.

+Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò, quan tâm, yêu thương, gần gũi với các em, hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn các em nhằm tạo động lực giúp các em hoàn thành mục tiêu của bài học (nhất là học sinh yếu kém).

+ Dạy môn Đạo đức nên lồng ghép, tích hợp với các môn học khác để mở rộng thế giới kiến thức cho học sinh và vừa có tính ôn tập vừa cung cấp thêm cho các em vốn kiến thức để hỗ trợ đắc lực cho môn học này

Trên đây là một số việc làm của bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu để giúp học sinh học tốt môn Đạo đức lớp 3.

Đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích luỹ được trong việc dạy môn Đạo đức ở lớp 3. Tôi rất mong các đồng chí , đồng nghiệp giúp đỡ và góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm vững vàng hơn trong chuyên môn , nghiệp vụ của mình

Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và qua sự nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu, sách báo, đồng nghiệp, tôi đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, phần trình bày của tôi có thể còn những điều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của đồng nghiệp và bạn đọc, các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN skkn GIÚP học SINH lớp 3 học tốt môn đạo đức (Trang 32 - 34)