Nhận xét, đánh giá:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN âm nhạc một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1 (Trang 26 - 27)

Trong từng tiết dạy, sau mỗi phần thể hiện của học sinh, bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh nhận xét bạn, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Tôi khen động viên kịp thời những cá nhân học sinh, nhóm hát hay, gõ đệm đúng, vận động đẹp, nhắc nhở khuyến khích những học sinh hát, gõ đệm chưa chính xác, vận động chưa đẹp. Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc trong tiết học, tham gia làm mẫu cho các bạn. Nhằm khích lệ các con phát huy hết những phẩm chất năng lực vốn có của mình.

Sau từ hai đến ba bài học trong một tháng học, giáo viên tích hợp phần nhận xét của học sinh cũng như của bản thân để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần chỉ đạo của thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016- BDGĐT

Khi thực hiện phần nhận xét, đánh giá tôi luôn lưu ý:

- Để học sinh tự nhận xét; câu hỏi gợi ý dễ hiểu, ngắn gọn. Giáo viên không nên chê trách học sinh bằng những từ như không hay, không đẹp mà thay thế bằng những từ như chưa thật chính xác, chưa đẹp bằng, chưa hay bằng,…. để không tạo sư tự ti, chán nản cho những em không có năng khiếu.

- Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc, có năng khiếu, tích cực tham gia hoạt động học tập . Khen, động viên kịp thời những em tiến bộ không chỉ kiến thức kĩ năng mà ngay cả năng lực cũng như phẩm chất cũng đều đáng chân trọng.

Sau mỗi bài học, việc giáo dục tư tưởng, thái độ cho các em rất quan trọng. Tuỳ vào nội dung từng bài hát mà giáo viên nhắc nhở, giáo dục học sinh để các em thấy được ý nghĩa của bài học và tự mình rút ra được những việc cần

VD: Bài Bầu trời xanh; Hòa bình cho bé: Các con biết yêu hòa bình, đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

Bài Quê hương tươi đẹp: Giáo dục các em biết yêu quí thiên nhiên và quê hương đất nước.

Bài Đàn gà con: Giáo dục cho học sinh thái độ yêu quý con vật và chăm chỉ ngoan ngoãn như những chú gà con….

Lưu ý: Giáo viên không nên kéo dài phần này, chỉ gợi ý câu hỏi để học sinh thấy được ý nghĩa của bài học bởi đây chỉ là phần nhỏ trong tiết học.

=> Như vậy, qua các biện pháp tiến hành với các ví dụ cụ thể nêu trên tôi đã dần dần dẫn dắt học sinh tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, làm cho không khí các tiết học hát thêm sôi nổi, sinh động, thu hút được sự yêu thích của các em đối với bộ môn nghệ thuật đầy hấp dẫn này.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN SKKN âm nhạc một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1 (Trang 26 - 27)