Với việc thực hiện các biện pháp nên trên, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh, chất lượng cuối năm cao hơn đầu năm.
Sự tiến bộ không chỉ ở quá trình tiếp thu kiến thức mà còn thể hiện ở các hoạt động như văn nghệ, hoạt động tập thể,….Các em đã dần mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước đám đông, trước tập thể.
Bảng số liệu kết quả
Lớp Sĩ số Năm 2015- 2016
Đầu năm học/ Cuối năm học Hát hay, vận động
tự tin
Hát đúng, vận động hạn chế
Hát chưa hay, thiếu tự tin
1D 50 4hs(8%)/ 8hs (16%) 36hs(72%)/ 34hs (68%) 10hs(20%)/ 8hs (16%)
1E 52 6hs(10,3%)/ 9hs(17,2%) 40hs(69%)/ 35hs (62%) 12hs(20,7%)/ 8hs (13,8%)
1G 64 5hs(9,3%)/ 9hs (17%) 40hs(74%)/ 38hs (70%) 9hs(16,7%)/ 7hs (13%)
Lớp Sĩ số Năm 2016- 2017
Đầu năm học/ Cuối năm học Hát hay, vận động
tự tin
Hát đúng, vận động hạn chế
Hát chưa hay, thiếu tự tin
1D 63 6hs(9%)/ 11hs (18,6%) 44hs(71%)/ 42hs (66%) 13hs(20%)/ 11hs (15,4%)
1E 52 5hs(9,1%)/ 10hs(18%) 41hs(69,7%)/ 38hs (64%) 12hs(21,2%)/ 10hs (18%)
1G 48 5hs(9,8%)/ 7hs (19,6%) 32hs(72,5%)/30hs (66,7%) 11hs(17,7%)/10hs (13,7%)
Trên đây là thực tế kết quả đối chứng năm học 2015-2016 và năm học 2016- 2017.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Ngày nay với xu thế phát triển của thời đại, cả xã hội chung tay xây dựng và phát triển nền giáo dục. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, việc tìm tòi sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học là sự phát triển không ngừng và hợp với quy luật thời đại. Và cũng là một trong những mục tiêu nghành giáo dục, nhà trường đề ra nhằm đạt được kết quả tốt đẹp. Bộ môn Âm nhạc cũng từng bước nâng cao hiệu quả một cách rõ rệt. Đạt được những kết quả đó¸ đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin các phần mềm chuyên nghành và đặc biệt là tìm tòi đổi mới phương pháp trong giảng dạy Âm nhạc. Trên đây là “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp1” mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy hát- đáp ứng mục tiêu chính của giáo dục âm nhạc lớp 1, góp phần hoàn thiện mục tiêu chung của giáo dục âm nhạc Tiểu học.
Bản thân tôi trong quá trình công tác, tôi luôn đặt mục đích hàng đầu làm sao đem đến những học sinh của mình- những thế hệ tương lai của đất nước những gì tốt đẹp nhất mặc dù đó chỉ là những bước đi nhỏ bé, những viên gạch hồng xinh xinh. Là một giáo viên có trình độ chuyên môn về Âm nhạc tôi luôn phải tự nỗ lực trong giảng dạy để không ngừng nâng cao về chuyên môn, phương pháp truyền đạt nội dung kiến thức, cập nhật các phần mềm hỗ trợ. Đây cũng là một mục tiêu tôi luôn đặt ra và theo đuổi. Đạt được những kết quả đó là
cả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, đó quả là một thành công đáng khích lệ.
Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình giảng dạy công tác mà tôi nêu ra trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mục đích trao đổi học hỏi đồng nghiệp. Đó không phải là các bước của một bài học cụ thể mà chỉ là những giải pháp có thể linh hoạt ở các tiết học. Đề tài chắc chắn sẽ còn những chỗ thiếu xót, chưa hoàn thiện. Tôi rất mong có sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp, quí cấp trên để không chỉ riêng tôi mà mỗi giáo viên dạy môn Âm nhạc ngày càng thực hiện tốt chuyên môn và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA Tôi xin cam đoan sáng kiến này tôi không sao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản
Bộ giáo dục và đào tạo Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
Nhà xuất bản giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc
Nhà xuất bản giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo Sách giáo viên Nghệ thuật 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà xuất bản giáo dục
Lê Anh Tuấn Thiết kế bài giảng Lớp 1 Nhà xuất bản Hà Nội
Cù Minh Nhật Giúp giáo viên sử dụng đàn phím điện tử
Nhà xuất bản Âm nhạc
Bộ giáo dục và đào tạo Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Âm nhạc 1”
Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Phần A: Phần mở đầu 3
2 I.Lý do chọn đề tài 3
3 1. Cơ sở lý luận 3
4 2. Cơ sở thực tiễn 3
5 II. Mục đích nghiên cứu 4
6 III. Đối tượng nghiên cứu 5
7 IV. Phương pháp nghiên cứu 5
8 V. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu 5
9 Phần B: Nội dung đề tài 6
10 I. Những biện pháp để giải quyết vấn đề 6
11 1. Mục tiêu- Nội dung chương trình- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 6
12 1.1. Mục tiêu môn Âm nhạc lớp 1 6
13 1.2. Nội dung chương trình 6
14 1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 7
15 2. Những thuận lợi và khó khăn 7
16 2.1. Thuận lợi 7
17 2.2. Khó khăn 8
18 II. Giải pháp thực hiện 8
19 1. Điều tra phân loại học sinh 8
20 2. Biện pháp thực hiện 9 21 2.1. Xác định mục tiêu bài học 10 22 2.2. Chuẩn bị 11 23 2.2.1. Giáo viên 11 24 2.2.2. Học sinh 11 25 2.3. Các hoạt động dạy và học 12
27 2.4.1. Học hát 12
28 2.4.2. Tập gõ đệm 22
29 2.4.3. Tập vận động phụ họa 25
30 2.4.4. Tập biểu diễn- Trò chơi âm nhạc 26
31 2.5. Nhận xét- Đánh giá 28
32 III. Kết quả thực hiện 29
33 Phần C: Kết luận 30