7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.2 Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
DOANH CỦA NHTM
1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
Trong thời gian trƣớc đây, có khá nhiều ngân hàng trên thế giới không đặt đúng tầm quan trọng của việc kiểm soát RRTD, xem đây chỉ là hoạt động hỗ trợ trong tổng thể hoạt động của ngân hàng. Thực sự đây là một quan điểm sai lầm đã đƣợc minh chứng qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các NHTM coi nhẹ công tác kiểm soát RRTD sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn.
Hiện nay, công tác kiểm soát RRTD đã đƣợc đánh giá là một phần gắn kết với các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trƣởng. Bởi NHTM đó cần xác định đƣợc những rủi ro của mình, mức giới hạn rủi ro mà bản thân NHTM sẵn sàng chấp nhận , để từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình.
Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay hộ KD của NHTM chính là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai khi NHTM biết cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Nhƣ vậy, kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giảm tần xuất xảy ra rủi ro và giảm thiểu những tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh doanh
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD bao gồm kiểm soát trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD có thể đƣợc thực hiện theo các nội dung sau đây:
- Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp; chủ động né tránh trƣớc khi rủi ro xảy ra hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Qua các nghiệp vụ của ngân hàng nhƣ thẩm định, phân loại và sàng lọc khách hàng khi nhận thấy những khách hàng có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho các khách hàng này vay. Việc này dễ thực hiện đƣợc vì đa số những món vay của khách hàng là hộ kinh doanh có đặc điểm là thƣờng nhỏ lẻ, số lƣợng khách hàng nhiều nên các ngân hàng có thời gian, điều kiện để sàng lọc và lựa chọn để tìm kiếm những khách hàng có món vay tốt và ít rủi ro hơn.
- Ngăn ngừa rủi ro: Là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất
mát do rủi ro mang lại. Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm: tập trung tác động vào chính mối nguy cơ để ngăn ngừa tổn thất, tác động vào môi trƣờng rủi ro, sự tƣơng tác giữa mối nguy cơ và môi trƣờng rủi ro. Hoạt động cho vay hộ kinh doanh có đặc điểm quy mô món vay nhỏ, số lƣợng khách hàng nhiều nên việc quản lý món vay sẽ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian; đồng thời, mức độ tin cậy của các thông tin khách hàng cung cấp là không cao nên đòi hỏi ngƣời làm tín dụng cần phải nhạy bén và bám sát khách hàng, theo dõi sát sao khoản vay. Việc ngăn ngừa rủi ro đƣợc các ngân hàng thực hiện thông qua việc thẩm định khách hàng, thẩm định phƣơng án, giám sát giải ngân, thu nợ và kiểm soát sau món vay.
- Giảm thiểu rủi ro: Hộ kinh doanh có đặc điểm là chịu ảnh hƣởng rất
nhiều bởi các nhân tố tác động của môi trƣờng, dù việc sử dụng biện pháp né tránh hay ngăn ngừa đƣợc thực hiện rất tốt nhƣng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, biện pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: đa dạng
danh mục cho vay, gia hạn nợ, cấu trúc lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kiểm soát dòng tiền, theo dõi, kiểm tra giám sát các quy trình để giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.
- Chuyển giao rủi ro: Bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi
ro đến cho ngƣời, tổ chức khác trong đó quy định chuyển giao rủi ro không chuyển giao tài sản cho ngƣời nhận rủi ro hoặc đa dạng hoá rủi ro. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, ngƣời kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nƣớc,… Các cách thức chuyển giao rủi ro: chuyển giao rủi ro cho ngƣời kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm);sử dụng công cụ phái sinh; chứng khoán hóa khoản vay;chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ; chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nƣớc (Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ); bảo lãnh ngân hàng: Trong trƣờng hợp có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc yêu cầu bên thứ ba phát mại tài sản đảm bảo (trong trƣờng hợp bảo lãnh bằng tài sản) để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM
Mục đích cuối cùng của kiểm soát RRTD là hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra bằng cách duy trì RRTD trong phạm vi giới hạn có thể chấp nhận đƣợc. Do đó, để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng thƣờng sử dụng các tiêu chí sau:
a. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không chỉ xem xét theo động thái thời gian mà còn xem xét theo mức kiểm soát nợ xấu theo kế hoạch kinh doanh dự kiến. Các tiêu chí còn lại nếu phù hợp cũng đƣợc cân nhắc nhƣ vậy khi phân tích.
+ Tỷ lệ nợ xấu
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dƣ nợ cho vay
Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của Tổ chức tín dụng, nó phản ảnh một đơn vị tiền cho vay thì có khả năng khó thu hồi là bao nhiêu.
Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, nợ xấu bao gồm các nhóm nợ cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
+ Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
trở lên theo thời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chời xử lý;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN
b. Biến đổi cơ cấu nhóm nợ theo mức độ rủi tín dụng
Trong cơ cấu dƣ nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngƣợc lại. Sự thay đổi cơ cấu dƣ nợ của hộ KD theo khả năng thu đƣợc thể hiện qua mức độ biến động tỷ trọng các nhóm nợ theo thời giao. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về tỷ trọng của mỗi nhóm nợ cho vay hộ KD biến động nhƣ thế nào qua từng năm, từ đó có thể đánh giá đƣợc những kết quả của hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay hộ KD của NHTM. Nếu tỷ trọng các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu cho vay hộ KD giảm đi theo từng năm thể hiện công tác kiểm soát RRTD đối với cho vay hộ KD của NHTM đã đƣợc chú trọng, mang lại hiệu quả tích cực và ngƣợc lại. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền trích lập và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh đƣợc nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. DPRR cụ thể càng cao
chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khá cao.
Các nhóm nợ của hộ KD có những tỷ lệ trích lập DPRR khác nhau, các khoản nợ của hộ KD nếu bị phân loại ở các nhóm nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao và do đó chi phí để NHTM bỏ ra trích lập càng nhiều hơn. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những chỉ tiêu cho thấy các khoản chi phí mà NHTM bỏ ra nhằm mục đích tạo lập dự phòng cho những tổn thất trong tƣơng lai mà NHTM có thể gặp phải nếu xảy ra rủi ro tín dụng. Nếu mức tỷ lệ dự phòng giảm đi nghĩa là NHTM đã giảm bớt đƣợc các khoản chi phí, tăng thêm lợi nhuận, đây là kết quả có đƣợc từ việc áp dụng các chính sách kiểm soát RRTD đối vợi hộ KD đã đem lại hiệu quả và ngƣợc lại.
Trong đó, tỷ lệ DPRR đã trích lập đƣợc tính theo công thức: R = max [0, (A – C )] x r.
NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 qui định tại điều 6 hoặc điều 7 thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
d. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng
+ Tỷ lệ xoá nợ ròng
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Xóa nợ ròng x 100% Tổng dƣ nợ
Xoá nợ ròng = dƣ nợ các khoản vay đã xoá nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại.
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp để đòi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi và ngƣợc lại.