6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Phân tích các tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng vốn
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của Công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Huyền Linh giai đoạn 2017-2020
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận sau thuế 3. Tổng tài sản bình quân 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 5. Sức sản xuất của tổng tài sản 6. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản 7. Sức sản xuẩt của vốn chủ sở hữu 8. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(1) Chỉ tiêu tài sản bình quân
Theo bảng phân tích ta nhận thấy tài sản bình quân của doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm, từ 17 tỷ năm 2017 giảm xuống còn 16,9 tỷ năm 2018, 14,9 tỷ năm 2019 và chỉ còn 12,66 tỷ năm 2020. Điều này cho thấy việc thu nhỏ quy mô doanh nghiệp đang diễn ra trong những năm gần đây. Việc cắt giảm và thu nhỏ quy mô trong giai đoạn năm 2019-2020 do ảnh hưởng tác động của đại dịch Covid-19.
(2) Sức sản xuất tổng tài sản
Năm 2017, với mỗi 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 10,55 đồng doanh thu thuần, năm 2018, với mỗi 1 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 9,06 đồng doanh thu thuần. Như vậy so với năm 2017, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2018 đã giảm. Năm 2019, sức sản xuất đã tăng lên, với mỗi 1 đồng tài sản đầu tư, tạo ra được 12,2 đồng doanh thu thuần, năm 2020 là 10,56 doanh thu thuần. Đây là một dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp trong tương lai.
(3) Tỷ suất sinh lời của tài sản
Trong năm 2017, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 0,62 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 tỷ số này giảm, bỏ ra 100 đồng đầu tư tài sản chỉ được 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế, và được 0,39 đồng lợi nhuận năm 2020. Đây đều là những con số thấp. Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm cho ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp chưa cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại này.
(4) Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu
Qua bảng phân tích trên, ta thấy được vốn chủ sở hữu bình quân của công ty có xu hướng tăng đều từ năm 2017-2020. Ngược với xu hướng đó, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2017, cứ 1 đồng vốn
chủ sở hữu tạo ra 82,05 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2018 đã giảm so với năm 2017, chỉ còn 68,20 đồng. Năm 2019, mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 78,76 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2020 đã giảm so với năm 2019. Năm 2020, mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 56,91 đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu biến động, và có xu hướng bao trùm giảm được xem là dấu hiệu không tốt của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ phân tích sức sản xuất của tổng tài sản và vốn chủ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây
(5) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Cũng giống với xu hướng của sức sản xuất của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cũng biến động qua các năm. Năm 2017, với 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 3,4 đồng lợi nhuận thuần, con số này tăng lên 4,65 vào năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2019 thì chỉ tiêu này giảm 3 lần, chỉ còn thu được 1,23 đồng lợi nhuận thuần từ 100 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2020, với 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 2,12 đồng lợi nhuận thuần. Kết quả trên cho thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu của công ty là thấp và đã giảm đáng kể. Đây là một dấu hiệu cần xem xét của công ty.
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ phân tích tỷ suất sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2017-2020
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu của công ty TNHH Thương Mại và Xây