Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Thúc đầy xuất khẩu mặt hang cà phê việt nam sang thị trường EU (Trang 39 - 46)

5. Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU

1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên - Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê, năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện trong những năm qua

Hiện nay, diện tích trồng cà-phê trên địa bàn cả nước khoảng 680.000 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, trong đó diện tích kinh doanh 632.000 ha. Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Đắk Lắk, Lâm Đồng. Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới.

- Lao động

Việt Nam có dân số 98,47 triệu người (lớn thứ 15 trên thế giới), dự kiến sẽ tăng them 830000 nghìn người vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,2%. Trên 50% dân số từ 25 tuổi trở xuống. Sở hữu những người lao động trẻ, có tay nghề cao với tinh thần làm việc tốt và tỷ lệ biết chữ hơn 90%, người Việt Nam được trang bị trình độ học vấn cao và sẵn sàng phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ thông tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính với chi phí cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động nửa đầu năm 2021 là 3,98%, trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,59. Dân số bao gồm 54 dân tộc anh em,

Thái, Hoa, Khmer, Hmong và các dân tộc khác. Chính phủ đã ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo và giáo dục có chất lượng.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng vẫn khan hiếm nguồn nhân lực cà phê, việc sản xuất cà-phê ở nước ta tốn rất nhiều công lao động. Trong khi đó, nguồn lao động phổ thông để thu hoạch cà-phê ngày càng khan hiếm do sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.

1.3.2 Thuế xuất khẩu

Tại nước ta, thuế xuất khẩu ngành hàng cà phê được đưa về mức tối thiểu, hay nói một cách khác là mặt hàng cà phê không phải chỉu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này. Điều này tác động rất tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tạo động lực rất lớn cũng như tạo ra rất nhiều lợi thế về chi phí cho mặt hàng này.

1.3.3 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật vào EU

- An toàn vệ sinh thực phẩm :An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung. Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối. Quy định EC số 852/2004, ngày 29/4/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC.

Áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GLOBAL G.A.P bao gồm các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và sản phẩm có thể truy nguyên nguồn gốc.

- Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất do yếu tố môi trường, thực hành canh tác, phương pháp chế biến hoặc vận chuyển. EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không đe dọa sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm.

- Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu

EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chức mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép sẽ

bị thu hồi khỏi thị trường châu Âu. Quy định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức MRLs đối với thuốc trừ sâu được phép trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả cà phê. Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được phê duyệt. Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba. Đối với cà phê hữu cơ: mức dư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây khó khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất trạng thái hữu cơ.

Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002.

2. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

2.1 Các hoạt động xúc tiến thương mại:

Tháng 8-2019, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo đã tổ chức gian Việt Nam tại Hội chợ quốc tế Agra của Slovenia từ ngày 24 - 29 tháng 8 năm 2019 và Hội chợ quốc tế Rieder Messe từ ngày 04 - 08 tháng 9 năm 2019 nhằm quảng bá các sản phẩm chè, cà phê và gia vị (đặc biệt là hạt tiêu). Đây là hai hội chợ nông nghiệp thường niên lớn nhất tại Áo và Slovenia, thu hút rất nhiều các hợp tác xã, doanh nghiệp, khách sở tại và quốc tế đến tham dự. Đồng thời, Thương vụ đã hỗ trợ tổ chức các buổi làm việc bên lề giữa doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu, phân phối và sản xuất tương ứng của Áo và Slovenia nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, trao đổi về cơ hội hợp tác cụ thể và tìm hiểu về thị trường, thị hiếu sở tại. Hôi chợ đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho mặt hàng cà phê nói riêng và các sản phảm nông nghiệp của nước ta nói chung.

Ngày 08/6/2020, EVFTA được Quốc hội Việt nam phê chuẩn và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. để triển khai thực thi hiệu quả Hiệp định, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện EVFTA tại Quyết định số 1201/Qđ-TTg ngày 06/8/2020. Trên cơ sở Kế hoạch này của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước đã triển khai việc xây dựng Kế hoạch thực hiện EVFTA của đơn vị mình. Ngày 06/8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2091/Qđ-BCT về Kế hoạch thực hiện EVFTA của Bộ Công Thương. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định

có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng như có vốn đầu tư nước ngoài triển khai các chương trình liên kết ổn định, lâu dài để tiêu thụ cà phê qua các hệ thống phân phối ngoài nước trong khuôn khổ Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng lưới phân phối ở nước ngoài giai đoạn năm 2020, góp phần đưa các sản phẩm cà phê của Việt Nam thâm nhập sâu hơn, trực tiếp hơn vào thị trường nước ngoài, cụ thể tổ chức “Tuần hàng nông sản Việt Nam tại Pháp”, “Những ngày hàng Việt tại CHLB Đức” để đưa nông sản nói chung và cà phê nói riêng vào hệ thống phân phối của Tập đoàn Casino (Pháp), Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức)…

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hàng năm Bộ Công Thương dành trung bình 20% tổng kinh phí của Chương trình cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU. Như vậy, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường châu Âu. Từ đó, xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia

Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, thương vụ Việt Nam ở EU thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế… Đồng thời, Cục Xúc tiến thương mại chú trọng đẩy mạnh hợp tác với thương vụ, đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước trong khối EU như: Pháp, Italy, Hungary nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên.

Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường châu Âu giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng, doanh nghiệp uy tín của Việt Nam tới các đối tác sở tại. Các hoạt động này đã góp phần khích lệ, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong việc xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và các nước EU theo hướng bền vững.

2.2 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu

2.2.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất

Về chính sách hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê, cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như: quy trình tái canh cà phê vối theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và PTNT đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối (Quyết định 340/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Tây Nguyên phục vụ chương trình tái canh cà phê; Bộ nông nghiệp chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo tái canh cà phê (Quyết định số 2927/QĐ- BNN-TCCB ngày 11/12/2013). Ban hành đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020. Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1685/VPCP-KTTH ngày 12/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc cho vay tái canh và phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3227/NHNN-TD hướng dẫn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 và Công văn số 3228/NHNN-TD về việc triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào (thủy lợi phí, giống, phân bón...) như: Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề cập đến miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003.

Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và thủy sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế

trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới nhập khẩu.

Nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê gắn với phát triển bền vững, Nhà nước cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất theo tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP… theo (Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT quy chuẩn ATVSTP trong sản xuất nông sản, Quyết định 86/2007/QĐ-BNN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Thông tư 03/2010/TT-BNNPTNT tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân. Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày 12/6/2014 về TCVN 4193:2014 cà phê nhân. Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chỉ thị 1311/CT-BNN-TT năm 2012 đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT liên quan tới sản xuất theo GAP trong nông nghiệp).

2.2.2 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu 2.2.2.1 Chính sách thuế xuất khẩu

Đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu hay nói một cách khác là ngành hàng cà phê không phải chịu thuế xuất khẩu để góp phần khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này. Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian qua.

2.2.2.2 Chính sách thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Với quy định trên, nếu cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho cơ sở kinh doanh khác nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì không phải xuất hóa đơn có thuế giá trị gia tăng.

2.2.2.3 Chính sách về tạm trữ cà phê

Bộ Tài chính đã có công văn số 12545/ BTC -TCDN ngày 19-9-2013 đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn mua cà

Một phần của tài liệu Thúc đầy xuất khẩu mặt hang cà phê việt nam sang thị trường EU (Trang 39 - 46)