Quan điểm, định hướng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Thúc đầy xuất khẩu mặt hang cà phê việt nam sang thị trường EU (Trang 48 - 49)

1.1 Quan điểm

Trong điều kiện hiện nay, phương thức sản xuất và cách sản xuất, chế biến với ngành cà phê là hết sức quan trọng và đây là vấn đề bức thiết hiện nay, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và sản lượng cà phê, giá trị xuất khẩu. Vì vậy, phương thức sản xuất phù hợp là rất quan trọng với ngành sản xuất nói chung và cà phê nói riêng. Chất lượng cũng vậy, nó có vai trò vô cũng to lớn, trong tiêu thụ xuất khẩu nâng cao giá trị sản phẩm. Chất lượng được coi là yếu tố hàng đầu của cạnh tranh là chìa khóa của thành công. Điều này có thể khẳng định bằng việc tiêu thụ sản lượng cà phê tại Châu Âu, khi khách hàng tại khu vực này đều có thu nhập cao vì thế họ sẽ hướng tới những sản phẩm chất lượng hơn là so với những sản phẩm giá rẻ và kém chất lượng hơn. Vì vậy muốn thúc dẩy sản phẩm cà phê của Việt Nam sang thị trường EU chúng ta cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo lòng tin, thương hiệu ở khách hàng từ đó chúng ta có thể đưa thương hiệu cà phê của Việt nổi tiếng và phổ biến hơn trên thị trường EU nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

1.2 Định hướng

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu các nước ở khu vực EU, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu cà phê và cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực. Đồng thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp cà phê Việt Nam cọ xát hơn với thế giới, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp; hay nói một cách khác cần giảm lượng cà phê nhân và thay vào đó là gia tăng sản lượng các loại cà phê chế biến thành phẩm.

Thứ ba, triển khai áp dụng quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế để đạt được chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được các tiêu chí về: an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, độc tố nấm mốc, salmonella, truy xuất nguồn gốc,...

Thứ tư, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các loại có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng như Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Anh,.. và thị trường ngách để mở ra các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm cà phê xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp giúp cho các sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu mạnh trên thị trường EU nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

Thứ năm, tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại. Cuối cùng, tạo lập một chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, bắt đầu từ các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ cà phê, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu.

Nói tóm lại, cần thúc đấy xuất khẩu mặt hàng cà phê theo định hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thúc đầy xuất khẩu mặt hang cà phê việt nam sang thị trường EU (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w