II. Một số biện pháp thực hiện
8. Biện pháp 8: Tự bồi dưỡng chuyên môn
Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn qua hoạt động kể chuyện. Nhà trường đưa ra nội dung sinh hoạt về môn văn học cho giáo viên thảo luận, sau đó đi đến thống nhấtchung.
Chỉ đạo cho tổ khối soạn giáo án và mở thao giảng chuyên đề môn văn học (kể chuyện) cho giáo viên tham dự.
Trước tiên để gây sự tập trung chú ý cho trẻ hứng thú và thích được tham gia kể chuyện cùng cô và bạn, thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng cho tốt. Máy chiếu, con rối, mô hình, các nhân vật trong chuyện, có màu sắc tươi sáng, sinh động. Rồi thích hợp nội dung vào bài dạy sao cho lôgic, lôi cuốn hấp dẫn trẻ vào bài học, qua bài hát “cháu yêu bà” cô dùng thủ thuật thể hiện qua giọng nói, cử chỉ điệu bộ của nhân vật như truyện “ Tích chu”
Ví dụ: Cô giả bộ tiếng ho của bà rồi gọi Tích Chu ơi! Tích Chu. Lấy cho bà ngụm nước. Sau đó cô dẫn dắt vào nội dung câu chuyện và kể với giọng nhẹ nhàng diễn cảm, thể hiện giọng điệu nhân vật thay đổi sao cho hấp dẫn. Biết phối hợp cách sử dụng đồ dùng trong khi kể đúng lúc, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Để tìm hiểu về nội dung câu chuyện cô trò chuyện cùng trẻ. Qua đó cung cấp các từ mới cho trẻ, làm phong phú vốn từ và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về ý nghĩa của các từ trong câu chuyện. Lúc này trẻ có khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ lời nói điệu bộ, hành động. Như vậy sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, rõ ràng mạch lạc hơn vốn từ của trẻ càng thêm phong phú hơn khi tham gia vào hoạt động kể chuyện, đóng kịch cùng bạn. Ngoài việc trao đổi chuyên môn của mình với giáo viên trong lớp, tôi còn tự học hỏi những kinh nghiệm của những đồng nghiệp để bổ sung vào những mặt còn yếu của mình, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sưu tầm những bài báo hay của