1. Về trẻ;
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà không cần sự gợi ý của cô. Ngoài ra trẻ còn biết sử dụng thành thạo đồ dung trực quan ở các chủ đề
Tôi thấy trẻ ở lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt và tôi đã tiến hành khảo sát lại, thu được những kết quả sau đây.
*Kết quả khảo sát cuối năm
Nội dung
Đầu năm Cuối năm
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Phát âm rõ ràng mạch lạc 25/43=58,1% 18/43=41,9% 40/43=93,2% 3/43=6,8% Phát âm câu phức 26/43=60,5% 17/43=39,5% 39/43=90,7% 4/43=9,3% Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo 4/43=55,8% 19/42=45,2% 39/43=90,7% 4/43=9,3% Biết thể hiện ngôn
ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo)
25/43=58,1%
18/43=41,9% 38/43=88,4% 5/43=11,6
2. Về bản thân:
Sau khi thực hiện một loạt các biện pháp trên bền bỉ và liên tục. Bằng sự nỗ lực tích cực từ bản thân đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo dạy cùng
lớp.Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, hình thức, biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, họa báo, tạp chí, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình.
Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học, chủ đề được nhà trường đánh giá cao và khen ngợi là lớp có môi trường lớp học tốt.
Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Tôi đã sưu tầm rất nhiều tranh ảnh theo từng chủ điểm cho trẻ kể chuyện Phụ huynh nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cuối năm hầu hết phụ huynh rất phấn khởi vì nhận thấy con em mình kể được rất nhiều chuyện hay và sáng tạo, bạo dạn tự tin khi đứng trước đông người biết quan tâm chia sẻ đến mọi người xung quanh, đặc biệt các cháu ngoan hơn, và rất thích đi học
Với kết quả trên cho thấy. Qua quá trình áp dụng Một số biện pháp Phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo nêu trên tôi
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết luận
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao.
Nghành giáo dục Việt Nam là nghành đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy là một giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất, đạo đức, lối sống, tư tưởng, lập trường vững vàng. Luôn bồi dưỡng, chau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Luyện cho trẻ nói mạch lạc thông việc cho trẻ tập kể truyện sáng tạo là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp, cũng như sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ ở những năm tiếp theo.
Việc rèn cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng, nên mỗi giáo viên không chỉ rèn luyện tốt cho trẻ qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì trẻ thơ thân yêu.
2. Bài học kinh nghiệm
Sở dĩ có được sự thành công trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua kể chuyện sáng tạo thì giáo viên phgải biết sử dụng đa dạng các phương pháp dạy trẻ : Dạy trẻ bằng tranh, đồ dùng, làm sách…
Cô luôn tạo môi trường tốt để trẻ được hoạt động tích cực, được nói, được thể hiện khả năng ngôn ngữ của từng trẻ.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cô luôn chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu như : tranh chuyện, băng đĩa… để trẻ được tự thể hiện, khám phá về ngôn ngữ xung quanh trẻ.
Luôn sáng tạo trong việc trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động Cần phải có kinh nghiệm và nắm vững về tâm sinh lí của trẻ theo lứa tuổi Chịu khó sưu tầm, học hỏi, nâng cao về trình độ chuyên môn và kiến thức. Luôn kết hợp nhịp nhàng với giáo viên ở cùng lớp trong các hoạt động giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Nhất là tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trong chương trình đổi mới hiện nay
Biết vận dụng đa dạng các phương pháp dạy trẻ. Dạy trẻ bằng tranh, đồ dùng trực quan, làm sách…
Luôn tạo môi trường tốt để trẻ được hoạt động tích cực, được nói, được thể hiện khả năng ngôn ngữ của từng trẻ.
3. Khuyến nghị
Để góp phần nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ , tôi xin có một số ý kiến đề xuất kính mong lãnh đạo cấp trên xem xét, giúp đỡ tôi.
Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập của huyện để chị em được học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của nhau.
Ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm cho các lớp những quyển thơ, truyện dành cho lứa tuổi mầm non để giáo viên có thể lựa chọn các tác phẩm phù hợp trong quá trình rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Trên đây là Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông
qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!