b. Dạy học về “nhận dạng” hình ở lớp 3
Bước đầu nhận dạng hình theo các đặc điểm vầ yếu tố cạnh, góc của hình. Ví dụ: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. Nhận biết các hình qua cách “kiểm tra” hình dạng bằng eeke, compa, thước đo độ dài. Nhận biết góc vuông, góc không vuông bằng eeke, nhận biết hình tròn bằng compa.
* Quy trình: Bước 1:
+ Cho học sinh quan sát mô hình ( hình chữ nhật, hình vuông). + Yêu cầu học sinh nhận xét về các yếu tố: cạnh, góc của các hình.
+ Học sinh dùng êke, thước cm để kiểm tra cạnh, góc của hình cần nhận dang.
Bước 2: Làm việc theo cá nhân
+ Yêu cầu học sinh thực hành nhận dạng hình. Bước 3: Thực hành.
* Ví dụ minh họa
Bài: “Hình chữ nhật”
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình chữ nhật được làm từ tấm bìa.
+ Giáo viên dùng một số câu hỏi để gợi ý cho học sinh: Hình chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Các cạnh như thế nào? Có những cạnh nào bằng nhau? Bằng những câu hỏi đó sẽ giúp cho học sinh nhận biết được những đặc điểm của hình chữ nhật.
Bước 2: Làm việc cá nhân
+ Học sinh dùng thước kẻ, êke để kiểm tra. Bước 3: Thực hành
+ Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật?
+ Tìm chiều dài và chiều rộng của mỗi hình chữ nhật với DC = 4cm, BN = 1cm, NC = 2cm. A B 1cm M N 2cm D 4cm C c. Dạy học về thực hành, vẽ hình, xếp ghép hình ở lớp 3
Đó là các bài tập về thực hành gấp hình, vẽ hình theo mẫu, xếp ghép hình…
* Quy trình tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị mô hình (tam giác…)
+ Giáo viên cho học sinh quan sát, giáo viên tiến hành các thao tác. + Giáo viên kết luận.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
+ Giáo viên cho học sinh tự ghép, xếp băng các mô hình của mình. Bước 3: Thực hành.
* Ví dụ minh họa: Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như sau:
Để giúp học sinh làm tôt được bài tập này, giáo viên cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
+ Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị mỗi em 8 hình tam giác.
+ Yêu cầu học sinh chỉ ra những cách xếp đúng (giáo viên có thể gợi ý nếu học sinh lúng túng không xếp được hình)
+ Cho học sinh thực hành xếp hình. Bước 2: Làm việc cá nhân
+ Giáo viên cho học sinh tự tìm ra các cách ghép khác nhau. Bước 3: Thực hành
d. Dạy học về tính chu vi và diện tích các hình ở lớp 3
Dạy học về tính chu vi và diện tích của một hình nhằm mục đích giúp cho học sinh vận dụng các quy tắc về tính chu vi, diện tích của các hình đã học. * Quy trình tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu quy tắc, khái niệm.
+ Giáo viên dán mô hình hình vuông lên bảng (bìa cứng)
+ Giúp học sinh tìm hiểu về các yếu tố mà bài toán đã cho. Ví dụ: Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông, cạnh của hình vuông có độ dài là bao nhiêu?... + Giáo viên gợi ý giúp học sinh hình thành quy tắc mới.
Bước 2: Hình thành quy tắc
+ Giáo viên giới thiệu quy tắc (để học sinh tự đưa ra), yêu cầu học sinh đọc lại nội dung quy tắc.
Bước 3: Vận dụng quy tắc
+ Cho học sinh vận dụng quy tắc đã học vào các bài toán để học sinh luyện tập, củng cố quy tắc.
* Ví dụ minh họa
Bài: Chu vi hình vuông
Bước 1: Giới thiệu quy tắc về tính chu vi hình vuông.
+ Giáo viên dán mô hình hình vuông ABCD có cạnh là 3cm.
+ Giáo viên gợi ý: Hình vuông có các cạnh như thế nào? (hình vuông có các cạnh bằng nhau)
+ Giới thiêu chu vi hình vuông bằng tổng 4 cạnh của hình vuông (giáo viên vừa giảng giải, vừa chỉ trên mô hình)
Cụ thể: Chu vi của hình vuông ABCD là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) + Giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 3 x 4 = 12 (cm)
Bước 2: Hình thành quy tắc tính chu vi hình vuông
+ Yêu cầu học sinh nắm được quy tắc: “Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài của một cạnh nhân với 4”, sau đó cho học sinh đọc lại.
Bước 3: Vận dụng quy tắc
* Nhận xét:
Chúng ta thấy rằng, dạy học các yếu tố hình học sử dụng các đồ dùng dạy học. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều phương tiện, đồ dùng hỗ trợ cho dạy học Toán và phần hình học. Do đó, lựa chọn đồ dùng náo, bao nhiêu, trong hoạt động nào cần được giáo viên lựa chọn, nghiên cứu, tìm tòi kĩ càng. Có như vậy, tiết dạy mới đem lại hiệu quả cho học sinh. Chính vì thế, giáo viên cần xem xét kĩ nội dung bài, mục tiêu cần đạt, đảm bảo các nguyên tác khoa học, vừa sức…