Đổi mới phương tiện giáo dục và huy động hợp lý các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 25 - 28)

nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa nhà trường

Tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các phương tiện, cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí cho hoạt động giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh. Ởtrường THPT, nguồn nhân lực, kinh phí dành cho các hoạt động giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cịn thiếu và ít ỏi, điều đó dẫn đến việc nhiều hoạt động giá trị truyền thống văn hóa nhà trường diễn ra trong tình trạng cắt xén nội dung, rút ngắn thời gian và hạn chế về số lượng cá nhân, tập thể tham gia. Từ đó dẫn đến chất lượng chung của chương trình khơng cao, nhiều hoạt động khơng thu hút được đơng học sinh tham gia (trong đó có các hoạt động thiết thực như hội nghị học sinh nghiên cứu khoa học, sinh hoạt câu lạc bộ...). Tăng cường nguồn nhân lực cho những hoạt động giá trị truyền thống văn hóa nhà trường khơng thể tách rời việc tăng mức kinh phí cho các hoạt động đó. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động giá trị truyền thống văn hóa nhà trường với những chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy q trình xây dựng mơi trường giá trị truyền thống văn hóa nhà trường đạt hiệu quả cao.

Đổi mới hình thức phương pháp giáo dục hiện nay ln gắn với q trình đổi mới thiết bị và phương tiện dạy học. Để khắc phục tính một chiều, đơn điệu, trừu tượng của phương pháp thuyết trình, diễn giảng truyền thống cần phải chuyển căn bản phương tiện phục vụ giảng dạy từ phấn bảng là chủ yếu bằng các phương tiện nghe nhìn hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới thiết bị trường học. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại đã cho phép phương pháp dạy học có sự đổi mới theo hướng chuyển trọng tâm từ truyền đạt sang trọng tâm là tổ chức, điều khiển, nhờ đó kích thích mạnh mẽ tính tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, hiện đại hoá phương tiện dạy học khơng có nghĩa là chỉ quan tâm đầu tư, mua sắm nhiều phương tiện hiện đại, mà quan trọng nhất là quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả của chúng.

Khai thác có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hố nhằm đa dạng hố hình thức giáo dục văn hóa nhà trường. Thiết chế văn hố ở Trường THPT bao gồm: phịng truyền thống, khu thể thao đa năng, hệ thống thư viện thuyền thống và thư viện điện tử, hệ thống panơ, áp phích, truyền thanh, truyền hình, chiếu phim, báo chí, các câu lạc bộ ... Cần tận dụng tối đa các thiết chế đó để tổ chức những hình thức vui chơi, giải trí trong những giờ nghỉ, sinh hoạt cá nhân để giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường với những mức độ phù hợp, nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả.

Ở trường THPT, hệ thống truyền thanh nội bộ là một hình thức tun truyền giáo dục có hiệu quả cao trong những giờ thể thao, sinh hoạt cá nhân, v.v... cần phải bảo đảm chất lượng phát cả về nội dung và âm thanh. Nên nghiên cứu bố trí thời gian phát phù hợp với khơng gian và tính chất thời gian biểu học tập của học sinh. Đồng thời cần thiết kế nội dung thơng tin sao cho vừa có tác dụng giải trí, vừa mang đặc trưng riêng của nhà trường, vừa đạt hiệu quả giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cao. Xây dựng quy chế về viết tin bài, thiết kế chương trình nội dung cụ thể theo hướng vừa phát động phong trào, vừa giao chỉ tiêu cho các bộ phận chức năng nhằm khai thác triệt để tiềm năng các thành phần chủ thể giáo dục.

Sử dụng tiết kiệm, hợp lý thời gian, kinh phí cho các hình thức giáo dục ngoại khố và cơng tác giáo dục chính trị tại đơn vị.

Nhà trường cần sử dụng quỹ thời gian dự trữ trong kế hoạch đào tạo hàng năm cho giáo dục giá trị truyền thống văn hóa nhà trường một cách nghiêm túc, đúng mục đích và có kế hoạch cụ thể. Không nên cắt xén thời gian học tập chuyên môn, nghị quyết, chuyên đề đã được quy định. Ngồi ra cần quan tâm bố trí quỹ thời gian thời gian thoả đáng cho học học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá như: tham quan, dã ngoại, giao lưu, văn hoá văn nghệ, hội thi, hội thao... nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Cần quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục văn hóa nhà trường. Đặc biệt cần giám sát sử dụng nguồn kinh phí trên đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả.

Giáo dục, xây dựng mơi trường văn hố trong trường THPT, bao hàm trong đó có các hoạt động văn hố nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trên thực tế, học sinh đều phản ánh về tình trạng chất lượng các hoạt động văn hoá ở các trường chưa cao, ngồi ra cịn chưa được sự quan tâm của các tổ chức, đoàn thể, lãnh đạo quản lý nhà trường. Dẫn đến tình trạng học sinh ít tham gia thường xun và khơng đánh giá cao về nội dung các hoạt động đó. Bởi vậy cần coi đây là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên của các trường, đi đôi với việc học tập chuyên môn các trường cần tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động văn hố nhằm thực hiện mục đích giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lầm phong phú đời sống tinh thần của học sinh.

Cần đa dạng hố các hình thức hoạt động văn hố, thể thao và các phong trào của nhà trường, thu hút mạnh mẽ học sinh tham gia vào các hoạt động đó bằng nội dung phong phú, phù hợp với lứa tuổi và có ích cho phát triển tồn diện của học sinh. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi về các kế hoạch tổ chức cũng như dùng các khẩu hiệu

panơ, áp phích, thơng báo trên loa, trên bản tin của trường, và có thể gửi lịch tổ chức, mục đích cũng như nội dung lên các lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp...

Đối với các hoạt động tổ chức của trường về khai thác sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, các phong trào, về đấu tranh ngăn chặn, bài trừ văn hoá đồi truỵ, phản động hoặc những văn hố có ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, thông qua các việc cụ thể: củng cố xây dựng, khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, các cơng trình văn hố trong nhà trường phục vụ đời sống văn hố tinh thần. Với quy mơ đào tạo ở các trường tăng rất nhanh trong vòng mấy năm qua, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của học sinh cũng ngày một cao thì số lượng sách, báo so với tổng học sinh và diện tích bình qn trên đầu người của các khu giảng đường, thư viện, khuôn viên, vườn hoa... đều ở mức thấp. Nhiệm vụ trước mắt là phải khai thác tốt các nguồn cơ sở vật chất mà hiện trường đang có, củng cố các cơ sở kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu cấp bách, tối thiểu của học sinh. Khơng để xảy ra tình trạng đói văn hố trong học sinh vì khơng có nơi tổ chức, sinh hoạt. Huy động tổng hợp nguồn lực xã hội hóa, của nhà trường, của địa phương và nhà nước để xây dựng nâng cấp các cơ sở văn hoá. Lập kế hoạch khai thác và sử dụng các cơng trình này một cách hiệu quả nhất.

Nhà trường cần phải:

-Tăng cường xây dựng, tu sửa, đầu tư cơ sở vật chất nhà trường như: nhà đa năng, phịng học, khn viên, trang thiết bị phục vụ dạy học để tạo môi trường văn hóa, từ đó tăng cường giáo dục học sinh biết tự hào, trân trọng, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của trường đang phục vụ cho việc học tập của mình.

- Cụ thể hóa nội dung xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các nội qui, qui định của trường như: vấn đề bảo vệ tài sản, xây dựng bồn hoa cây cảnh, chăm sóc cây xanh, xây dựng môi trường: Xanh- Sạch- Đẹp; lối sống, tác phong, trang phục, ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử...

- Tăng cường chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong trường tiến hành lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động của trường về nội dung xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua đó cũng chính là góp phần tăng cường xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi một cán bộ, giáo viên nhân viên của trường phải thực sự gương mẫu trong xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường thể hiện trong hành động như: góp phần tu sửa, bảo vệ cảnh quan, khn viên môi trường nhà trường, tiết kiệm điện nước, tác phong, lối sống, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp đúng chuẩn mực nhà giáo, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Sẽ không thể giáo dục tốt và hiệu quả cao khi một giáo viên là người rời khỏi phòng cuối cùng nhưng không tắt điện hay một giáo viên đứng lớp mặc áo pull - quần Jean lại đi nhắc nhở, khiển trách học sinh vi phạm trang phục học đường... Đồng thời mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải là người biết giữ vệ sinh chung trong môi trường sư phạm, phải nâng cao ý thức tự giác

về việc này: khơng xả rác bừa bãi trong phịng đợi, giữ gìn vệ sinh chung... Những việc làm tuy đơn giản nhưng địi hỏi phải có một ý thức thực sự.

- Giáo viên chủ nhiệm cần phải tăng cường giáo dục học sinh nâng cao ý thức xây dựng văn hóa nhà trường, giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của công tác chủ nhiệm như ý thức bảo vệ môi trường, tài sản, chăm sóc cây xanh, tu sửa bồn hoa cây cảnh; xây dựng môi trường, lối sống lành mạnh, tác phong nghiêm túc, giao tiếp lịch sự, lễ phép... giáo dục các kỹ năng như: tự khám phá bản thân, tính năng động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng trình bày trước đám đơng, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, kỹ năng ứng xử. Tạo điều kiện cho học sinh tự rèn luyện, coi trọng việc rèn luyện của học sinh, khuyến khích và đặc biệt quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt như khó khăn về kinh tế, khó khăn trong rèn luyện, khó khăn trong học tập. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để cùng giáo viên, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

- Giáo viên bộ mơn cần phải tích hợp giáo dục kỹ năng sống cũng như xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ mơn tùy theo đặc trưng của từng môn học như: tiết kiệm điện, nước; bảo vệ môi trường... kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác ứng xử, kỹ năng phản hồi và đánh giá tích cực...

Một số biện pháp phối hợp, huy động nhiều chủ thể hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hóa nhà trường và định hướng giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống mới cho học sinh bậc THPT nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi của cả chủ thể và đối tượng, xuất phát từ thực trạng và những yêu cầu bức xúc cần giải quyết trong định hướng giá trị văn hoá, đạo đức, nhân cách cho học sinh trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 25 - 28)