Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm (Trang 33 - 36)

*Đối với môi trường trong lớp học:

+ Giáo viên các lớp biết cách sắp xếp phân mảng các góc chơi hợp lý, khoa học. + Biết lựa chọn nguyên liệu để trang trí màu sắc có màu sắc nhã nhặn, hài hòa. + Tích cực tìm kiếm, sưu tầm bài tập cho trẻ hoạt động ở các góc đa dạng, phong phú về nội dung và hình thứcphát huy được tính tích cực của trẻ.

* Đối với môi trường ngoài lớp học:

+ Giáo viên tâm huyết nhiệt tình trong việc phối kết hợp nhà trường trong việc tạo môi trường bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động.

+ Thường xuyên cho trẻ ra hoạt động, vui chơi ngoài trời để trẻ được phát triển toàn diện.

+ Phụ huynh đã có sự phối kết hợp với nhà trường trong việc giữ gìn môi trường và đồ dùng đồ chơi của nhà trường

* Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng

Sau một năm thực hiện đề tài: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ hoạt động tích cựcđã đạt được kết quả sau:

Môi trường giáo dục trong lớp học

Nội dung

Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm Số nhóm lớp Tỷ lệ % Số giáo viên Tỷ lệ % Số nhóm lớp Tỷ lệ % Số giáo viên Tỷ lệ % - Phân chia các mảng, các góc hợp lý, khoa học 2/18 11 4/40 10 18/18 100 36/40 90 - Biết cách sắp xếp đồ

dùng, đồ chơi lên giá kệ

4/18 22 8/40 20 17/18 94 38/40 95 - Trang trí đẹp mắt, màu

sắc hài hòa, nhã nhặn phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

2/18 11 4/40 10 18/18 100 36/40 90

- Các góc chơi trong lớp phong phú đa dạng, có nhiều bài tập phát triển trí tuệ cho trẻ hoạt động trải nghiệm

3/18 17 6/40 15 16/18 89 34/40 85

Môi trường giáo dục ngoài lớp học

Kết quả khảo sát đầu năm Kết quả cuối năm

- Bố trí sắp xếp đồ chơi ngoài trời chưa khoa học

- Bố trí sắp xếp đồ chơi ngoài trời khoa học, hợp lý.

- Đồ chơi ngoài trời nhiều nhưng đã cũ không còn tính thẩm mỹ

- 100% đồ chơi ngoài trời đã được nhà trường tu bổ và sơn sửa, là mới lại, đẹp mắt và tính thẩm mỹ

- Trường có nhiều cây xanh nhưng chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên chưa đẹp và còn để cây chết nhiều

- Hệ thống cây xanh được sắp xếp ở các vị trí phù hợp, khoa học thuận tiện cho việc chăm sóc và cho trẻ quan sát trải nghiệm. Tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, thân thiện

- Vườn rau và cây ăn quả chưa quy hoạch và không có lối cho trẻ vào hoạt động và chăm sóc cây

- Vườn rau và cây ăn quả được nhà trường quy hoạch làm hai khu riêng biệt có lối cho trẻ vào hoạt động và chăm sóc cây

- Một số diện tích đất phía sau các dãy lớp còn bỏ trống chưa biết cách cải tạo môi trường cho sinh động

- Diện tích đất phía sau các dãy lớp đã được trồng rau, cải tạo môi trường cho sinh động để trẻ hoạt động và trải nghiệm thực tế.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI1. Bài học kinh nghiệm 1. Bài học kinh nghiệm

- Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nhệm sau:

Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải tìm tòi các phương pháp, thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt.

- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp

- Đồ dùng, đồ chơi, bài tập, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh cùng nhau dạy trẻ.

- Giáo viên thường xuyên thay đổi vị trí một số góc đểlàm mới lạ môi trường kích thích được sự hứng thú của trẻ.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)