Trong quá trình dạy học tập đọc, tôi đã thực hiện các phương pháp để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tôi thấy trong lớp nhiều em đọc khá tốt môn Tập đọc. Không những thế các em bước đầu biết thể hiện giọng đọc diễn cảm. Các em nắm được nội dung của bài. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ, đặc biệt là cuối giờ. Các em vô cùng hào hứng sôi nổi trong tiết học. Nhiều em hăng hái phát biểu xây dựng bài, phần thi đọc hay.
Quá trình áp dụng đề tài tôi đã thu được một số một số kết quả sau:
TSHS 65 Đọc ngọng vần Đọc ngọng phụ âm Đọc ngọng dấu thanh Đọc chậm Đọc đúng, đọc hay TS % TS % TS % TS % TS % Cuối kì 1 6 9,2 8 12,3 6 9,2 7 10,7 38 58,5 Cuối kì 2 2 3,0 3 4,6 2 3,0 2 3,0 56 86,2
Căn cứ vào kết quả thu được, tôi thấy việc áp dụng một số giải pháp vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng, đọc hay thực sự nâng cao hiệu quả trong giờ học, phát huy tính chủ động sáng tạo và gây hứng thú say mê của học sinh.
PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Chúng ta đang ở nền khoa học hiện đại tiên tiến nhất. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Có giáo dục tốt thì mới đạt được nhiều thắng lợi trong khoa học, xã hội và công nghệ. Chúng ta là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp đào tạo ra những người sau này là chủ nhân nền khoa học hiện đại, văn hóa tiên tiến của đất nước. Đối với cấp Tiểu học là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho các cấp trên. Bởi vậy, yêu cầu về rèn đọc ngay từ đầu năm lớp Một là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với môn Tiếng Việt nói riêng và chương trình ở Tiểu học nói chung. Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiện nay. Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường Tiểu học phải quan tâm, chú trọng. Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Dạy đọc cho học sinh là một hoạt động trí tuệ rất khó khăn và phức tạp. Do đó khi giáo viên hướng dẫn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực, linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Qua việc đọc của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy.
Việc rèn đọc cho học sinh là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiện nay. Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường Tiểu học phải quan tâm, chú trọng. Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Tuy nhiên muốn thực hiện được đạt kết quả cao cần phối hợp với phụ huynh học sinh. Ngoài ra mỗi giáo viên Tiểu học phải tích cực học hỏi nâng cao tay nghề. Điều hết sức quan trọng nữa là mỗi học sinh cần phải rèn kỹ năng đọc ngay trong tất cả các môn học khác.
Mặt khác, mỗi giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giáo dục rèn luyện đạo đức còn phải cung cấp cho học sinh vốn văn chương ngay từ những năm ở Tiểu học để các em học tập tốt hơn bộ môn xã hội sau này, giúp các em nói lưu loát và truyền cảm.
Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học tập của học sinh Tiểu học. Nếu học sinh nắm vững cách đọc, có sự ghi nhớ tốt thì các em sẽ có khả năng diễn đạt tốt các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một tôi rút ra các kết luận : Để việc luyện đọc có hiệu quả cao thì chúng tôi phải tạo hứng thú đọc cho học sinh, căn cứ trên quá trình phát triển tư duy của trẻ, mục tiêu của của quá trình dạy học và yêu cầu của môn Tiếng Việt lớp Một.
Để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao giáo viên phải tâm huyết với nghề. Nghiên cứu rõ đối tượng học sinh và chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học và lớp 1. Thực hiện linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài dạy và đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các thao tác dạy chung và cá biệt hóa từng học sinh sao cho phù hợp nhất với lứa tuổi, nhận thức của các em.
Giáo viên phải thực hiện một số biện pháp thao tác sau:
Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp: giáo án, đồ dùng dạy học, các hình ảnh liên quan tới bài tập đọc sẽ học. Dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó.
Bên cạnh đó, giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan sinh động trong giờ dạy học. Nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế giáo viên phải nắm chắc chương trình Tiếng Việt Tiểu học và đặc biệt chương trình Tiếng Việt lớp Một. Người Giáo viên cần nắm vững kiến thức về tâm lý học sinh, sự phát triển tư duy của học sinh từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng và sát sao học sinh của lớp được phụ trách. Có kiến thức vững về phương pháp dạy học đặc biệt là dạy học Tiếng Việt.
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội
dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp Một.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên.
II. KIẾN NGHỊ
Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu, thiết kế bài dạy khoa học, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng trong việc rèn kĩ năng đọc để tìm cách dạy hợp lí nhất theo đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng sẽ góp phần tạo hiệu quả cho việc rèn đọc đối với học sinh. Trên đây là một số giải pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một mà tôi đã thực hiện trong năm học 2017-2018. Kính mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp và đánh giá của Ban giám hiệu để việc giảng dạy và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Xuân, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Người viết
PHẦN THỨ TƯ -TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- 1999.
2. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 – NXB Giáo dục - 2001.
3. Lê Phương Nga: Dạy tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục.
4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Tuyết Mai – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 – sách giáo viên.
5. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Hoàng Cao Cương – Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2