- Nội dung của bản vẽ lắp:
2. Các hoạt động học tập Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Rèn luyện tính cẩn thận, chấp hành đúng nội quy giờ thực hành.
2. Nội dung
- Chuẩn bị các dụng cụ vẽ, vật liệu và tài liệu vẽ
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên định hướng việc chuẩn bị dụng cụ vẽ, vật liệu và tài liệu vẽ bằng cách giao nhiệm vụ học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Kể tên các dụng cụ, vật liệu và tài liệu vẽ phải chuẩn bị cho tiết thực hành?
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu và tài liệu vẽ để lên mặt bàn
Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS
+ Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa…), bút chì cứng, bút
chì mềm
+ Vât liệu: Giấy vẽ khổ A4 + Tài liệu: Sách giáo khoa
4. Sản phẩm học tập
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ LẬP BẢN VẼ CHI TIẾT TỪ BẢN VẼ LẮP
1. Mục đích
- Tiếp thu kiến thức mới về cách lập bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp
- Vận dụng kiến thức về lập bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp để lập bản vẽ chi Tấm ốp từ bản vẽ lắp Nắm cửa và chi tiết Tay nắm từ bản vẽ lắp Tay quay
2. Nội dung
- Bóc tách được bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp Nắm cửa và bản vẽ lắp Tay quay - Lập bản bản vẽ chi Tấm ốp từ bản vẽ lắp Nắm cửa và chi tiết Tay nắm từ bản vẽ
lắp Tay quay
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên định hướng học sinh bóc tách chi tiết từ bản vẽ lắp bằng việc phân tích kết cấu, hình dạng chi tiết, chọn phương án biểu diễn, chọn tỉ lệ thích hợp và tiến hành vẽ theo các bước bằng các câu hỏi chuyển giao:
Bản vẽ lắp Nắm cửa có mấy chi tiết?
Bản vẽ được vẽ theo phương pháp chiếu góc nào? Vị trí hình cắt cở đâu?
Nêu các bước tiến hành lập bản vẽ chi tiết?
Thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cá nhân: Học sinh quan sát hình, vận dụng kiến thức cũ và những điều quan sát, ghi chép được để thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
GV nhận xét và chốt kiến thức Các bước tiến hành
- Đọc sách giáo khoa, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết
- Đọc bản vẽ lắp, phân tích chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết…
Bước 2: Lập bản vẽ chi tiết
Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dáng chi tiết, chọn phương án biểu diễn, chọn tỉ lệ thích hợp và tiến hành vẽ theo trình tự
4. Sản phẩm học tập
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
1. Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập qua đó củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được
2. Nội dung
Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp của Nắm cửa và Tay nắm của Tay quay
4. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan và thảo luận nhóm để tổ chức hoạt động cho học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 2 nhóm, Giao nhiệm vụ cho 2 nhóm: + Nhóm 1: Lập bản vẽ chi tiết Tấm ốp của Nắm cửa + Nhóm 2: Lập bản vẽ chi tiết Tay nắm của Tay quay GV yêu cầu HS hoàn thiện trong thời gian 25 phút
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thiện cá nhân
GV giải đáp những vướng mắc HS gặp phải Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài theo nhóm
Sau khi HS nộp bài GV nhận xét, đánh giá, và chốt nội dung luyện tập
Bản vẽ chi tiết tay nắm
Bản vẽ chi tiết tay nắm
4. Sản phẩm học tập
- Bản vẽ chi tiết tấm ốp - Bản vẽ chi tiết Tay nắm
Hoạt động 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
GV giao cho HS về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1. Lập bản vẽ chi tiết Tay nắm của nắm cửa và trên giấy khổ A4 2. Sản phẩm: Nộp bài cho GV vào giờ học sau