Góp ý, đề xuất ý kiến với BGH, Phòng GD & ĐT về việc thiết kế, định hướng nội dung các tiết dạy chương trình địa phương trong môn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một vài suy nghĩ giảng dạy các bài chương trình địa phương môn ngữ văn THCS (Trang 25 - 27)

kế, định hướng nội dung các tiết dạy chương trình địa phương trong môn ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 một cách cụ thể.

Một là, tuy nội dung chương trình phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương khác nhau, nhưng không có nghĩa là thích dạy gì cũng được. Các nội dung địa phương phải gắn chặt với các vấn đề, các nội dung đã học trong chương trình chính khóa của mỗi lớp, mỗi cấp học và góp phần bổ sung, làm phong phú, sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn chương trình chính khóa. Như thế, khi khai thác nội dung cũng cần phải chọn lọc những gì tiêu biểu cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nội dung giáo dục, trình bày một cách nhuần nhuyễn, tránh áp đặt, gượng ép …phản tác dụng giáo dục. Chính vì thế cần xem xét toàn bộ các nội dung lớn của chương trình chính khóa, sau đó mới lựa chọn một vài nội dung có liên quan nhiều đến địa phương để tiến hành xây dựng bài giảng.

Lớp 6 : Tổ chức sưu tầm những truyện dân gian về địa phương Vĩnh

phúc.( Kết hợp với hoạt động ngoại khóa: Kể chuyện Danh nhân Vĩnh Phúc)

Lớp 7 : Rèn luyện chính tả, sửa lỗi cách phát âm, của địa phương với từ

ngữ toàn dân, sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao về Vĩnh Phúc. ( Kết hợp với hoạt động ngoại khóa: Kể chuyện Danh nhân Vĩnh Phúc)

Lớp 8 : Giới thiệu khái quát về Vĩnh Phúc. Tìm hiểu, thuyết minh về các

danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, các vấn đề môi trường,… ở địa phương sinh sống.

Lớp 9 : Giới thiệu gương mặt tiêu biểu các tác giả, tác phẩm và nội dung

cơ bản của các tác phẩm. Nêu những cảm nhận về một số tác phẩm tiêu biểu của địa phương.

Hai là, xây dựng cụ thể các tiết dạy, phân phối chương trình riêng, nếu có thể viết giáo trình dành riêng cho giáo viên làm tư liệu để soạn giảng về các bài chương trình địa phương, không chỉ cho môn ngữ văn mà kết hợp với các môn khoa học xã hội khác như: Lịch sử , địa lí…

7.4.3.Tổ chức hoạt động ngoại khóa, phối kết hợp với các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiến hành tổ chức tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…của địa phương.

di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương mình. Vốn kiến thức về văn hóa địa phương của các em được phong phú hơn. Qua đó có thể dùng văn thuyết minh để giới thiệu về những cảnh đẹp của địa phương. Kết hợp kể chuyện danh nhân Vĩnh Phúc.

Qua các hoạt động ngoại khóa, đã bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức giữ gìn, trân trọng các giá trị văn hóa của địa phương, học sinh có ý thức hơn về các tiết học chương trình địa phương, luôn hào hứng đón nhận những giờ học chương trình địa phương, góp phần hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho các em.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một vài suy nghĩ giảng dạy các bài chương trình địa phương môn ngữ văn THCS (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)