Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS qua môn GDCD (Trang 44 - 49)

Qua áp dụng những kinh nghiệm trên tôi thấy rất thành công.Việc chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh vào nội dung các môn học trong đó có môn GDCD đã đem lại một số kết quả như sau:

* Kết quả khảo sát hiện tại khi dạy học rèn kĩ năng sống cho học sinh trong môn GDCD:

Loại Lớp(tổng số)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

K6 (70) 25 36 30 43 13 19 2 2

K7( 80) 20 25 37 46 20 25 3 4

Loại Lớp(tổng số)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

K8 (150) 50 33 70 47 30 20

K9 ( 135) 60 44

60 44 15 12

-Học sinh không những hiểu bài mà còn biết chọn cho mình những kĩ năng sống phù hợp trong mỗi tình huống khác nhau.

- Tỷ lệ học sinh vi phạm về đạo đức đã giảm khá rõ nét, không còn tình trạng học sinh vi phạm pháp luật ở địa phương, việc chấp hành nội quy của học sinh cũng nghiêm túc hơn…

- Khả năng giao tiếp và trình bày trước tập thể của học sinh đã được tăng lên. Các em học sinh khá giỏi, thường tham gia các hoạt động tập thể thì đã đi vào độ chuyên nghiệp hơn, dám nhận một số công việc trong các hoạt động lớn của liên đội như dẫn chương trình, hùng biện, trình bày các vấn đề trước tập thể; đối với các học sinh còn hạn chế về nhận thức thì nay các em cũng đã mạnh dạn hơn, dám xung phong phát biểu và trình bày ý kiến của mình trước lớp…

- Học sinh hứng thú, say mê với bộ môn thích khám phá bày tỏ ý kiến của mình với từng tình huống được đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn cũng tăng lên.

-Học sinh nhận thức đúng vị trí quan trọng của môn học,và chắc chắn những gì các em nhận thấy,ứng xử ở trường,ở nhà phụ huynh dần dần sẽ có cái nhìn khác trước đây vị trí môn học này.

Với chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp,cấu trúc chương trình theo hướng đồng tâm và phát triển.Hình thức tổ chức dạy học trên rất đa dạng có tác động lớn đến giáo dục,tình cảm,ý thức trách nhiệm,đặc biệt hình thành ở các em kĩ năng tổ chức,tự quản,giao tiếp ứng xử,kĩ năng tự đánh giá…

Tuy nhiên,việc rèn luyện và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một vấn đề rất phức tạp, có quy mô lớn. Nó được thể hiện thông qua các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục:

+ Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hiệu quả…

+ Học làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…

Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt ra mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

Để làm tốt việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài học môn GDCD, giáo viên cần không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có những phương pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp và hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho các em. Ngoài ra, giáo viên nên định hướng cho các em một số hoạt động chuẩn bị cho bài học mới sau khi học xong bài để cho các em chủ động tự tin khi học bài mới và tham gia các hoạt động. Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông, dạy học gắn với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và là xu thế chung của các nước trên thế giới. Vì vậy, việc định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường nói chung và qua môn học nói riêng cần được xác định rõ về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống.

Từ đấy có thể thấy rằng kĩ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính vì thế, kĩ năng sống vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc.

* KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

Việc giáo dục KNS không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện cho học sinh mà ngay cả với giáo viên thông qua nội dung bài dạy, các thao tác tổ chức dạy học cho học sinh thì đồng thời giáo viên cũng phải tích cực rèn luyện KNS cho bản thân để mỗi khi

các em lúng túng thì các thầy cô giáo cũng kịp thời giải quyết trên tinh thần thân thiện.Thành công của một tiết dạy lồng ghép KNS đó là sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn các KNS đưa vào bài dạy sao cho phù hợp, giáo viên phải luôn đặt niềm tin vào học sinh.

Sưu tầm các tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài học và gần gũi thân thiết với các em, giúp các em dễ dàng liên hệ và vận dụng cho bản thân.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý liên hệ với nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ đây cũng là một nội dung tích hợp trong chương trình giáo dục của chúng ta hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, cần tích cực trau dồi và rèn luyện các KNS cho bản thân, vì hơn ai hết chính sự tự tin và khả năng giải quyết khéo léo mọi tình huống xảy ra trong thực tế giảng dạy và cuộc sống của giáo viên chính là những bài học tự nhiên và có hiệu quả nhất đối với học sinh. “Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Nhà trường cần đầu từ thêm các tài liệu về giáo dục KNS như: Từ điển GDCD, các tình huống đạo đức và pháp luật…

Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Tạo điều kiện để học sinh có thể tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về môi trường ở một số địa phương khác.

Nên tổ chức thêm nhiều buổi chuyên đề tích hợp với các đề tài khác cũng như tích hợp với các phân môn khác.

Trên đây là những kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng

sống cho học sinh trong môn GDCD” của bản thân tôi nhằm góp phần nâng cao

chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp, các thầy cô giáo để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện tốt hơn, cho quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS qua môn GDCD (Trang 44 - 49)