Kỹ thuật đóng vai

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số vấn đề CHUNG về kỹ THUẬT dạy học TÍCH cực (Trang 28 - 33)

II. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VẬN DỤNG TRONG

9. Kỹ thuật đóng vai

a. Khái niệm

Đóng vai là phương pháp, trong đó HV đóng các vai khác nhau thể hiện các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ của chúng, từ đó nắm kiến thức bài học.

b.Đặc điểm

Phương pháp đóng vai được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó, các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hành động có tính kịch. Các hành động có tính kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không cần phải qua tập dượt hay dàn dựng công phu.

c. Ưu điểm

- HV được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho HV.

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HV.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HV theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

d. Cách tiến hành

- GV chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai (Nêu bối cảnh, mục tiêu, yêu cầu, tạo không khí đóng vai).

- Lựa chọn vai.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - GV phỏng vấn HV đóng vai:

+ Vì sao em lại ứng xử như vậy?

+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai?)

- Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?

- GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

* Những điều cần lưu ý khi sử dụng

- Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề

- Nên khích lệ cả những HV nhút nhát tham gia

- Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai

Một số ví dụ trong dạy Địa Lý: Ví dụ 1:

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta. Mục 2: Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

b. Tác động của dân số đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Xây dựng cốt truyện nhằm phản ánh hậu quả của việc dân số tăng nhanh được thể hiện trong một số hoàn cảnh của các cặp vợ chồng trẻ, các gia đình đông con đang phải gánh chịu những khó khăn về các vấn đề: Chất lượng cuộc sống, việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế…

Yêu cầu

Cần xây dựng được một số vai nhằm phản ánh đầy đủ và sinh động các vấn đề kinh tế-xã hội đang diễn ra trong cuộc sống những gia đình sinh nhiều con bằng nhiều các khía cạnh và góc độ khác nhau để làm nổi bật được hậu quả của dân số đông, tăng nhanh đang là gánh nặng đè lên vai những gia đình trong cuộc sống.

Gia đình A Gia đình B Tụ điểm trẻ lang thang

Cảnh cuộc sống vất vả với miếng cơm, manh áo Con cái nheo nhóc, ốm đau liên miên.

Vì cố gắng để có một cậu con trai nối dõi nên vợ chồng đã 4 lần sinh nở mà vẫn chưa được toại nguyện.

Con cái không có điều kiện chăm sóc, đứa thứ nhất và đứa

Câu chuyện của những đứa trẻ phải bỏ học sớm để đi kiếm tiền giúp bố mẹ nuôi gia đình.

Các em ngồi tâm sự với nhau về hoàn cảnh của

đình luôn có những cuộc sung đột vì miếng cơm, manh áo. Người chồng chán nản rượu chè về nhà đổ lỗi của sự nghèo đói lên đầu vợ con.

nghỉ học ở nhà giữ em và làm việc như những lao động thực thụ.

Hai đứa trẻ tâm sự với bạn về mơ ước được đến trường đi học

Hàng xóm đến khuyên không nên sinh thêm nữa, để chăm sóc con cái cho tốt, nhưng anh chồng không nghe…

được tiếp tục đến trường. Mỗi sáng đi tìm việc làm qua cổng trường nhìn thấy các bạn cùng trang lúa đi học mà rơi nước mắt..

Trụ sở dân số KHHGĐ Huyện.

Trong một buổi họp:

Các thành viên trong ban báo cáo tình hình dân số của huyện và tác động của nó đến đời sống xã hội...

Cuộc họp kết luận và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các hậu quả của dân số tăng nhanh như: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục dân số, Giúp đỡ, động viên để đưa các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Giúp đỡ các gia đình học nghề và tìm việc làm để có cuộc sống ổn định…

Ví dụ 2: Đóng vai với Chủ đề Phát triển bền vững

Mục đích

HV sẽ nhận thức được, việc bảo vệ rừng ngập mặn hiện nay, không chỉ vì cuộc sống hiện tại, mà vì lợi ích của nhiều thế hệ mai sau.

- Bối cảnh

Rừng rậm nhiệt đới ở khu vực Amazon (Braxin), nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học, kinh tế và môi trường, là tài sản quí giá không chỉ của

Braxin mà của toàn thế giới và cần được bảo vệ. Tuy nhiên, rừng đã bị tàn phá một cách nặng nề trên một diện rộng, gây lo ngại cho toàn thế giới. Rừng Amazon đang đứng trước một thách thức lớn: tồn tại hay diệt vong? Sự tàn phá rừng ở Amazon không những đã gây nên bao thảm họa nặng nề cho môi trường và nền kinh tế của Braxin và khu vực mà còn đe dọa sự thụ hưởng tự nhiên của nhiều thế hệ trong tương lai.

Đóng vai là hoạt động để HV thấy được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên hết sức gay cấn, cần có những con đường giải quyết hợp lý.

- Hoạt động

+ Nhận vai (tự chọn hay đề nghị): Ông, cha, con, con út. Một số người đóng vai Chính phủ, số còn lại của lớp đóng vai Cộng đồng.

+ Diễn xuất: Không khí gia đình sau bữa cơm chiều. Logic mạch tranh luận có thể gợi ý như sau: (các con số chỉ sự tiếp nối ý kiến).

1. Hồi ức lại tuổi thơ sống trong một thiên nhiên hoang dã, giàu có.

Than phiền: hiện nay chim, cá ngày càng hiếm, rừng mất dần,... 6. Đề xuất: cần phải khai phá, nhưng có mức độ để các loài còn sinh sôi, nảy nở. 2. Lý giải: vì người đông, của khó, phải thi nhau phá rừng lấy gỗ, củi, làm vuông tôm, bắt chim, cua...

4. Phân trần: không làm vậy thì lấy tiền đây nuôi sống cả nhà và nuôi con ăn học?

8. Tại sao đã nói khai thác mà còn phải bảo vệ, phải để dành, phải có mức độ? 3. Bình luận: Nói về lợi ích của rừng ngập mặn và khi phá đi thì gặp nhiều nguy hại đến đa dạng sinh học, kinh tế, môi trường. 7. Tán thành với Ông. Thêm: cần phải để dành rừng cây, chim, cá cho con cháu sau này.

5. Mơ ước: hỏi Ông ngoại: bao giờ mới được như Ông ngày xưa?

9. Giải pháp: Chính phủ, Cộng đồng cùng với các thành viên gia đình trao đổi, bàn bạc về các giải pháp vừa khai thác được rừng ngập mặn phục vụ cuộc sống, vừa bảo vệ phát triển rừng (Kết hợp trình diễn một số tranh, ảnh, mô hình...)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số vấn đề CHUNG về kỹ THUẬT dạy học TÍCH cực (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)