II. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VẬN DỤNG TRONG
8. Kỹ thuật đặt vấn đề tranh luận
a. Khái niệm
- Kỹ thuật đặt vấn đề là một kỹ thuật dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của HV trong đó các vấn đề được đặt ra thường nảy sinh từ một
đến hai chiều hướng tư duy đối lập nhau của cùng một vấn đề, một sự vật hiện tượng đang tồn tại, đòi hỏi phải có những dẫn chứng, những kiến thức đúng đắn nhằm lí luận và đi đến giải quyết vấn đề đó.
b. Đặc điểm
- Kỹ thuật tranh luận thường được sử dụng nhằm mục đích giải quyết một vấn đề thông qua sự tranh luận của các nhóm, các nhóm từ đó nhằm làm kích động mạnh đến tư duy của HV, buộc HV phải dùng tư duy và trí tuệ của mình để tìm cơ sở bảo vệ cho quan điểm của mình.
- Kỹ thuật tranh luận thường được thiết kế theo dạng câu hỏi giả định (có hay không) kích thích tư duy với nhiều trạng thái nhận thức khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm nảy sinh mâu thuẫn đối lập giữa hai trường phái “có” và “không” từ đó đòi hỏi phải đi giải quyết mâu thuẫn đó để thoả mãn sự nhận thức vấn đề.
- Kỹ thuật tranh luận cũng có thể diễn ra ở ngoài lớp học, ở những buổi học nhóm, những buổi hội thảo….
- Kết quả của sự tranh luận có thể không đi đến cái đích cần tìm nhưng dựa trên cơ sở đó GV giải thích để đi đến nhận định chung nhất một quan điểm đúng đắn của vấn để cần tìm hiểu. Quá trình tư duy của HV của các nhóm lúc này sẽ dễ dàng hình thành nhận thức đúng đắn về vấn đề đã được tranh luận thông qua nhiều ý kiến, nhiều luận cứ sát thực.
Các hình thức và kỹ thuật thực hiện:
Điểm hay nhất của kỹ thuật này là nó diễn ra một cách tự nhiên, có thể trong lúc GV vào bài, vào đề mục, cũng có thể diễn ra trong lúc một HV nào đó đang giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến nội dung chính của phần cần tìm hiểu.
Trong bài học có một số vấn đề có thể làm xuất hiện hai (hoặc nhiều) cách giải quyết khác nhau. GV có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách đưa tay) để phân loại
số em theo cách này, số em theo cách khác. Sau đó, GV đặt câu hỏi “Tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác?” để HV theo cách khác nhau tranh luận với nhau. Trong quá trình tranh luận, GV nên có sự gợi ý hướng các em vào chủ đề chính, không đi quá xa, hoặc uốn nắn, sửa chữa kịp thời các ý kiến thiếu chính xác. Kết quả cuối cùng cần có sự khẳng định của GV trên cơ sở giải thích rõ ràng và lí lẽ thuyết phục, kết hợp với tổng kết ý kiến của HV. (Lưu ý: có thể có cách giải quyết vấn đề được nhiều em ủng hộ hơn, nhưng chưa phải là cách đúng nhất).
- Đặt vấn đề cho toàn lớp.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Chọn chủ đề đặt vấn đề
- Việc lựa chọn chủ đề trong loại phương pháp đặt vấn đề là hết sức quan trọng, bởi vì:
+ Chủ đề được lựa chọn để đặt vấn đề phải bao hàm hai mặt của một vấn đề, làm cho người giải quyết nó phải đứng trước một trong hai sự lựa chọn (có cần hoặc không cần).
+ Chủ đề được lựa chọn thường phải là những phần trọng tâm của bài học mang tính chất nhận thức cao về bản chất của vấn đề cần nhận định.
Bước 2: Đặt câu hỏi có vấn đề
Câu hỏi trong kỹ thuật tranh luận đưa ra phải hàm chứa các nhận định mang chiều hướng trái ngược nhau, từ đó hình thành nên hai trường phái có quan điểm và nhận định khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trước đó.
Bước 3: Kích thích và điều khiển HV giải quyết vấn đề
- Khi câu hỏi được đặt ra, GV phải là người đóng vai trò khởi xướng để kích thích tư duy của HV và khuyến khích HV nhận định vấn đề và bảo vệ quan điểm của vấn đề mà mình vừa nhận định.
- Lúc này lớp học sẽ tự động chia ra thành hai nhóm đối lập nhau về quan điểm nhìn nhận vấn đề, GV phải đóng vai trò là trọng tài ở giữa để điều khiển sự tranh luận của các bên thông qua những ý kiến lập luận nhằm chứng minh và bảo vệ cho quan điểm của nhóm mình.
- Khi điểu hành tranh luận GV cần lưu ý tránh tình trạng tranh luận dẫn đến cãi nhau…
Bước 4: Kết thúc tranh luận, tổng kết vấn đề
- Nếu cuộc tranh luận ngã ngũ và tự kết thúc được theo chiều hướng đúng về mặt kiến thức thì tốt, còn nều cuộc tranh luận không ngã ngũ hoặc không kết thúc được thì tuỳ thuộc vào thời gian, tuỳ thuộc vào tính chất và tình hình thực tế của cuộc tranh luận mà GV tự quyết định kết thúc tranh luận sau đó phân tích vấn đề và kết luận xem bên nào nhận định đúng và đưa ra được nhiều những bằng chứng, những kiến thức để bảo vệ cho quan điểm của mình. Thông qua đó GV kết luận lại bản chất của vấn đề một lần nữa để HV nắm bản chất của vấn đề.